Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ đa dạng của quần xã phiêu sinh thực vật (PSTV) và thông qua cấu trúc quần xã PSTV và các chỉ số hóa ly đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực bãi chôn lấp (BCL) Đa Phước. Kết quả phân tích PSTV thu tại 17 điểm khảo sát đã ghi nhận được 237 loài thuộc 7 ngành. | Đa dạng sinh học quần xã phiêu sinh thực vật và chất lượng môi trường nước khu vực bãi chôn lấp Đa Phước KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐA DẠNG SINH HỌC QUẦN XÃ PHIÊU SINH THỰC VẬT VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHU VỰC BÃI CHÔN LẤP ĐA PHƯỚC Nguyễn Thị Thanh Phượng (1) Lê Thị Trang Lê Huỳnh Bảo Quyên TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ đa dạng của quần xã phiêu sinh thực vật (PSTV) và thông qua cấu trúc quần xã PSTV và các chỉ số hóa ly đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực bãi chôn lấp (BCL) Đa Phước. Kết quả phân tích PSTV thu tại 17 điểm khảo sát đã ghi nhận được 237 loài thuộc 7 ngành. Trong đó hai ngành Bacillariophyta và Chlorophyta chiếm ưu thế cả hai đợt. Kết quả phân tích các chỉ số sinh học như chỉ số đa dạng H’ và chỉ số ưu thế D cũng cho thấy, cấu trúc quần xã PSTV ở các điểm khảo sát tương đối ổn định và môi trường nước tại khu vực khảo sát bị ô nhiễm hữu cơ ở mức sạch đến trung bình. Đồng thời với sự xuất hiện của một số loài PSTV có nguồn gốc nước lợ, mặn và các loài thuộc nhóm tảo lam với mật độ khá cao đã cho thấy môi trường nước tại khu vực này đang chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn và nguồn ô nhiễm hữu cơ. Từ khóa: Phiêu sinh thực vật, bãi chôn lấp Đa Phước, chất lượng nước. 1. Đặt vấn đề nặng thì các loài thuộc Euglenophyta xuất hiện nhiều và khi chất lượng môi trường nước được cải thiện thì Trong hệ sinh thái (HST) nước ngọt phiêu sinh thực thay thế vào đó là các loài thuộc Bacillariophyta và vật là một trong ba nhóm sinh vật quang hợp lớn. Là Chlorophyta. Bên cạnh đó, các chỉ số sinh học cũng một phần quan trọng của HST, chúng được xem như được sử dụng khá hiệu quả trong các công trình nghiên nền tảng của chuỗi thức ăn, là nguồn thức ăn quan cứu để phân loại chất lượng môi trường nước, ở Ấn Độ, trọng của động vật phù du, cá, tôm., có tác động mạnh Thakur và cs (2013) sử dụng các chỉ số lý hóa và chỉ số mẽ đến HST của các .