Giáo dục ngoại ngữ ở bậc phổ thông trên thế giới: Tình hình hiện tại và những vấn đề

Bài viết này khảo sát tình hình hiện tại về việc dạy ngoại ngữ ở bậc giáo dục phổ thông ở một số khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ được lựa chọn trên thế giới: Tây Âu, Hoa Kì, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Indonesia. Bài viết làm sáng tỏ một số đặc điểm quan trọng, trong đó năm đặc điểm sau đây là nổi bật: dạy ngoại ngữ trên thế giới thể hiện một bức tranh rất đa dạng; tất cả các khu vực, các quốc gia và các vùng lãnh thổ đều thực thi chính sách đa ngoại ngữ, nhưng tiếng Anh là ngoại ngữ được học nhiều nhất và chiếm một vị thế áp đảo; có xu hướng đưa ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) vào dạy ở giai đoạn giáo dục sớm hơn; trong khi không thể phủ nhận rằng tiếng Anh đã trở thành ngoại ngữ được học nhiều nhất, các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, . cũng được đưa vào dạy ở các cấp học của giáo dục phổ thông ở một số nước; có những khoảng cách lớn và những sự không ăn khớp giữa chính sách và thực tiễn, giữa lí thuyết và thực tiễn, và giữa thực tiễn và thực tiễn. Những đặc điểm này của dạy và học ngoại ngữ và những vấn đề mà các khu vực, các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới gặp phải là những điểm tham khảo hữu ích cho Việt Nam trong quá trình đổi mới việc học và dạy ngoại ngữ ở bậc giáo dục phổ thông. | Giáo dục ngoại ngữ ở bậc phổ thông trên thế giới: Tình hình hiện tại và những vấn đề NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC NGOẠI NGỮ Ở BẬC PHỔ THÔNG TRÊN THẾ GIỚI: TÌNH HÌNH HIỆN TẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ Hoàng Văn Vân* Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Ngoại ngữ, Ngôn ngữ và Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 29 tháng 03 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 09 năm 2019; Chấp nhận ngày 25 tháng 09 năm 2019 Tóm tắt: Bài viết này khảo sát tình hình hiện tại về việc dạy ngoại ngữ ở bậc giáo dục phổ thông ở một số khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ được lựa chọn trên thế giới: Tây Âu, Hoa Kì, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Indonesia. Bài viết làm sáng tỏ một số đặc điểm quan trọng, trong đó năm đặc điểm sau đây là nổi bật: dạy ngoại ngữ trên thế giới thể hiện một bức tranh rất đa dạng; tất cả các khu vực, các quốc gia và các vùng lãnh thổ đều thực thi chính sách đa ngoại ngữ, nhưng tiếng Anh là ngoại ngữ được học nhiều nhất và chiếm một vị thế áp đảo; có xu hướng đưa ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) vào dạy ở giai đoạn giáo dục sớm hơn; trong khi không thể phủ nhận rằng tiếng Anh đã trở thành ngoại ngữ được học nhiều nhất, các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, . cũng được đưa vào dạy ở các cấp học của giáo dục phổ thông ở một số nước; có những khoảng cách lớn và những sự không ăn khớp giữa chính sách và thực tiễn, giữa lí thuyết và thực tiễn, và giữa thực tiễn và thực tiễn. Những đặc điểm này của dạy và học ngoại ngữ và những vấn đề mà các khu vực, các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới gặp phải là những điểm tham khảo hữu ích cho Việt Nam trong quá trình đổi mới việc học và dạy ngoại ngữ ở bậc giáo dục phổ thông. Từ khoá: ngoại ngữ, giáo dục ngoại ngữ ở bậc phổ thông, tiếng Anh 1. Dẫn nhập tới chất lượng giáo dục của các cấp học sau đó. Đó là lí do tại sao khi xây dựng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    20    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.