Ý thức kiến tạo biểu tượng nhìn từ một số nhan đề tiểu thuyết Việt Nam sau 1986

Đứng trước một thực tại, nhà văn có thể coi nó là mục đích phản ánh, cũng có thể biến nó thành phương tiện phản ánh. Ý thức kiến tạo biểu tượng trong tác phẩm xuất phát từ những thay đổi trong quan niệm của chủ thể sáng tạo về hiện thực và bản chất của hoạt động sáng tạo | Ý thức kiến tạo biểu tượng nhìn từ một số nhan đề tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 51 Ý THỨC KIẾN TẠO BIỂU TƯỢNG NHÌN TỪ MỘT SỐ NHAN ĐỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 Đặng Ngọc Khương Trường THPT Chuyên ngoại ngữ - ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Bước sang thế kỉ XX, với những khám phá mới về bản chất, chức năng của ngôn ngữ, người ta phát hiện ra tác phẩm văn học không chỉ mang tính hiện thực mà còn mang tính kí hiệu. Phát hiện này về cơ bản đã làm thay đổi tư duy lý luận văn học về đặc trưng phản ánh nghệ thuật. Giờ đây, mối quan hệ giữa văn học và đời sống không còn được cắt nghĩa một cách đơn giản chỉ là sự “mô tả”, “mô phỏng” như trước đây. Chủ thể sáng tạo cũng không còn bị lệ thuộc vào khách thể phản ánh, không phải gánh nặng nhiệm vụ mô tả cho chân thực bức tranh đời sống như nó vốn có. Đứng trước một thực tại, nhà văn có thể coi nó là mục đích phản ánh, cũng có thể biến nó thành phương tiện phản ánh. Ý thức kiến tạo biểu tượng trong tác phẩm xuất phát từ những thay đổi trong quan niệm của chủ thể sáng tạo về hiện thực và bản chất của hoạt động sáng tạo. Từ khóa: tiểu thuyết, nhan đề, kí hiệu, biểu tượng, kiến tạo Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Đặng Ngọc Khương; Email: Dangkhuong83@ 1. MỞ ĐẦU Có thể khẳng định, ở mọi thời đại, khuynh hướng, thể loại văn học đều có các biểu tượng và nhờ sự xuất hiện của biểu tượng mà các tác phẩm trở nên “có chiều sâu, tăng dung tích hàm nghĩa cho hệ thống hình tượng”. Biểu tượng đã gắn kết các bình diện khác nhau trong một văn bản làm cho nó trở thành một chỉnh thể thống nhất có khả năng biểu đạt hiệu quả nhất. Trong một tác phẩm văn học, mọi yếu tố đều có khả năng trở thành biểu tượng. Và cũng “chính vì mọi yếu tố đều có thể là biểu tượng, do đó khi xem xét tác phẩm về phương diện biểu tượng, ta có thể nhắm vào một phương diện nào đó thích đáng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.