Mạn đàm về chữ “Nho - 儒” trong các tranh luận về Nho giáo, Nho học xưa nay

ài viết này xuất phát từ góc độ văn hóa học để đi đến ngọn nguồn của khái niệm thông qua tổng quan và lí giải các cách hiểu khái niệm này của giới học giả Trung Hoa và Việt Nam trong lịch đại, ngõ hầu gửi tới độc giả trong, ngoài học giới một cách hiểu thấu triệt nhất về khái niệm quan trọng và ý nghĩa này. | Mạn đàm về chữ “Nho - 儒” trong các tranh luận về Nho giáo, Nho học xưa nay 100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MẠN ĐÀM VỀ CHỮ “NHO - 儒” TRONG CÁC TRANH LUẬN VỀ NHO GIÁO, NHO HỌC XƯA NAY Hà Đăng Việt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: “Nho giáo”, “Nho học”, “Nho gia” hay “Nho thuật”. là những khái niệm rất đỗi quen thuộc đối với những ai từng trải qua trường lớp Việt Nam và các nước thuộc hệ quy chiếu Hán văn. Nhưng để biện biệt cho tường minh khái niệm và lai lịch của nó thì không hẳn nhiều người hiểu một cách thấu đáo. Bài viết này xuất phát từ góc độ văn hóa học để đi đến ngọn nguồn của khái niệm thông qua tổng quan và lí giải các cách hiểu khái niệm này của giới học giả Trung Hoa và Việt Nam trong lịch đại, ngõ hầu gửi tới độc giả trong, ngoài học giới một cách hiểu thấu triệt nhất về khái niệm quan trọng và ý nghĩa này. Từ khóa: Nho, Nho giáo, Nho học Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Hà Đăng Việt; Email: hadangvietvns@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự ra đời của Nho giáo, nội dung hoặc cấu trúc của học thuyết Nho giáo, quá trình ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam phong kiến và cả hiện đại nữa về các mặt: phong tục, đạo đức, lối sống, hành vi, tư tưởng, nhân sinh quan, thế giới quan, hay trong xây dựng các thiết chế xã hội, qui đinh luật pháp hay khoa cử, mặt tích cực hay tiêu cực. là những điều chúng ta đã bàn đến nhiều. Tất nhiên là ở đó có những điểm đã đi đến thống nhất và không hẳn đã hết những chỗ còn bàn cãi. Với điều này, cần kể đến công trình dày dặn sau đây: Trần Trọng Kim với Nho giáo [4], Cao Xuân Huy với Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu [2], Trần Đình Hượu với Những vấn đề triết học và lịch sử tư tưởng [3]. Đó là những công trình có hệ thống về lịch sử và cấu trúc, tư tưởng Nho giáo đã được định danh và có quyền uy khoa học mà các bài viết, công trình nghiên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.