Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bài viết phân tích những tồn tại, hạn chế của việc giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam trong bối cảnh tiếng Hán đã trở thành ngôn ngữ quốc tế ở 4 điểm sau: 1) mất cân bằng về lượng và chất giữa các bậc học; 2) đội ngũ giáo viên thiếu và yếu; 3) tình trạng sử dụng giáo trình lộn xộn; 4) xu hướng chọn ngành nghề của người học thay đổi. | Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019 39 HIỆN TRẠNG DẠY HỌC TIẾNG HÁN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Trần Linh Chi1, Nguyễn Thị Lan Hương2, Nguyễn Quang Nhận2 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết phân tích những tồn tại, hạn chế của việc giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam trong bối cảnh tiếng Hán đã trở thành ngôn ngữ quốc tế ở 4 điểm sau: 1) mất cân bằng về lượng và chất giữa các bậc học; 2) đội ngũ giáo viên thiếu và yếu; 3) tình trạng sử dụng giáo trình lộn xộn; 4) xu hướng chọn ngành nghề của người học thay đổi. Để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán như một ngôn ngữ quốc tế thực sự, đáp ứng nguồn nhân lực Hán ngữ ngày càng cao hiện nay, cần có một kế hoạch, chương trình tổng thể và đồng bộ. Từ khóa: Giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam, hiện trạng, vấn đề tồn tại. Nhận bài ngày , gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Trần Linh Chi; Email: tranlinhchi181@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc làm khuếch trương tầm ảnh hưởng của tiếng Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Bất kể tại các quốc gia phát triển hay đang phát triển đều có thể nhìn thấy bóng dáng của tiếng Trung Quốc, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngoài hợp tác về kinh tế, thương mại, hai nước còn có sự hợp tác mật thiết về các hoạt động giáo dục, văn hóa, xã hội. Hai nước đã tổ chức thành công 12 lần “Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt - Trung”, 17 lần cuộc thi “Cầu Hán ngữ”, các hoạt động thu hút sự quan tâm đông đảo của học sinh, thanh niên Việt Nam. Số lượng lưu học sinh Việt Nam đi du học tại Trung Quốc ngày càng tăng nhanh, theo thống kê đến nay đã có khoảng 160 nghìn người, đứng thứ 4 trong số các nước có lượng du học sinh đông nhất tại Trung Quốc. Gần 20 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển hợp tác giao lưu Việt - Trung, việc giảng dạy tiếng Hán ngày càng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.