Tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa để tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là tư liệu hữu ích phục vụ cho quá trình giảng dạy của quý thầy cô. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tìm hiểu nội dung đề cương. | Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI: 10 I. LÝ THUYẾT: Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất 1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động a. Thế nào là vận động? Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội. b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. Vận động là thuộc tính vốn có (cố hữu), là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng (vật chất). c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất Vận động cơ học Vận động vật lý Vận động hóa học Vận động sinh học Vận động xã hội 2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển a. Thế nào là phát triển Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Bài 4 Nguồn gốc vận động. phát triển của sự vật và hiện tượng 1. Thế nào là mâu thuẫn? a. Khái niệm mâu thuẫn Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. b. Mặt đối lập của mâu thuẫn Là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau; ràng buộc nhau bên trong mỗi sự vật và hiện tượng cụ thể. c. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập .