Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là tài liệu hữu ích để các bạn ôn tập, hệ thống kiến thức môn GDCD 12 học kì 1, luyện tập làm bài để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới. | Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I VÀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN GDCD LỚP 12 BÀI 1:PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì? - Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước. - Chủ thể ban hành: do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện. - Nội dung của pháp luật. + Quyền và lợi ích: được làm gì? hưởng những lợi ích gì? + Nghĩa vụ và trách nhiệm: phải làm gì? không được làm gì? phải chịu trách nhiệm gì? b. Các đặc trưng của pháp luật. - Có tính quy phạm phổ biến. + Là quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu chung + Được áp dùng lần, ở mọi nơi + Được áp dụng cho mọi người. - Tính quyền lực và bắt buộc chung: + Mọi tổ chức, cá nhân bắt buộc thực hiện. + Ai không thực hiện đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. + Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu. + Không trái với Hiến pháp. + Văn bản cấp dưới ban hành không được trái với các văn bản cấp trên ban hành. 2. Bản chất của pháp luật. a. Bản chất giai cấp của pháp luật. - Pháp luật do nhà nước xây dựng và đại diện cho giai cấp cầm quyền. - Các quy phạm pháp luật phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. - Pháp luật Việt Nam mang bản chất của GCCN và NDLD dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và phải thể hiện quyền làm của NDLD trên tất cả các lĩnh vực. b. Bản chất xã hội của pháp luật. - Pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội cho nên: + Phải phản ánh được nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. + Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Như vậy: pháp luật vừa là công cụ nhận thức và giáo dục. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo .