Nhằm giúp các em hệ thống và nắm vững kiến thức môn học chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra, chia sẻ đến các em tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên để ôn tập và rèn luyện những kỹ năng cơ bản. Mời các em cùng tham khảo. | Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 10 (NĂM HỌC 2018 2019) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. BÀI 5: Trung Quốc thời phong kiến. BÀI 6, BÀI 7: Ấn Độ thời phong kiến. BÀI 8: Đông Nam Á thời phong kiến. Số lượng : 24 câu ( 6 điểm). II. PHẦN TỰ LUẬN: BÀI 9: + Tiến trình lịch sử của vương quốc trình lịch sử của vương quốc Lào. + Thành tựu văn hóa của vương quốc Campuchia, vương quốc Lào. BÀI 10: + Lãnh địa phong kiến Tây Âu: khái niệm; đặc điểm kinh tế, chính trị trong lãnh địa; đời sống của lãnh chúa và nông nô . + Thành thị trung đại Tây Âu: nguyên nhân ra đời, các loại thành thị; Hoạt động kinh tế và chính trị trong thành thị; Vai trò của thành thị. Số lượng: 2 câu (4 điểm). GỢI Ý MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO. Câu 1: Trong xã hội phong kiến Trung Quốc thời Tần Hán, quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành A. địa chủ. B. lãnh chúa. C. quý tộc. D. vua chuyên chế. Câu 2: Dưới thời Minh Thanh, chế độ phong kiến Trung Quốc A. được hình thành và xác lập. B. suy yếu, khủng hoảng 1 C. được củng cố và kiện toàn. D. phát triển đỉnh cao. Câu 3: Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là A. Thời kì Gupsta (319 – 606). B. Thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III). C. Thời kì Hácsa (606 – 647).D. Thời kì Asôca qua thời Gúpta đến thời Hácsa (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VII). Câu 4: Đạo Phật được truyền bá rộng khắp Ấn Độ từ thời kì nào? A. Thời vua Asôca. B. Vương triều Hácsa. C. Vương triều Gúpta. D. Thời vua Bimbisara. Câu 5: ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là A. tôn giáo. B. tôn giáo và chữ viết. C. chữ viết. D. kiến trúc. Câu 6: Trong đời sống tư tưởng, tôn giáo thời Đường, thịnh hành nhất là A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Hồi giáo. D. Đạo giáo. Câu 7: .