Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề cương để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao! | Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2019– 2020 PHẦN I – KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM CÁC DẠNG ĐỀ ĐỌC –HIỂU I. Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu 1. Phạm vi Các văn bản được chọn có thể là văn bản văn học (trong chương trình hoặc ngoài chương trình Ngữ văn phổ thông), văn bản nhật dụng. 2. Yêu cầu: đọc hiểu văn bản theo 4 cấp độ: - Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ, - Hiểu được đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn bản. - Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm bằng một đoạn văn ngắn. II. Kiến thức trọng tâm: 1. Kiến thức về từ - Phân loại từ theo phạm vi sử dụng: Từ toàn dân, từ địa phương, từ lóng, từ ngữ nghề nghiệp, thuật ngữ. - Phân loại từ theo cấu tạo: Từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép) - Đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa - Các biện pháp tu từ về từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê, chơi chữ 2. Kiến thức về câu - Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn (câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt), câu ghép (câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ) - Các loại câu phân loại theo mục đích nói: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm. - Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định, - Các biện pháp tu từ cú pháp: đảo ngữ, lặp cấu trúc, chêm xen, câu hỏi tu từ, phép đối. - Liên kết câu và liên kết đoạn văn: phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng, tương phản, tỉnh lược. - Các thành phần biệt lập trong câu: thành phần tình thái, thành phần cảm thán. - Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý . 3. Kiến thức về văn bản - Đề tài, chủ đề, bố cục, nội dung chính của văn bản - Phân loại văn bản theo phong cách ngôn ngữ: chính