Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Sinh học lớp 12 trong học kì 1, giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo, ôn thi sao cho hiệu quả nhất. Việc sử dụng đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Sinh học sẽ giúp các em tiết kiệm đáng kể thời gian soạn thảo tài liệu. | Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN SINH HỌC 12 Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Bài 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I. Gen Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. VD: + Gen Hb mã hoá chuỗi pôlipeptit ; + Gen tARN mã hoá cho phân tử tARN. II. Mã DT 1. Khái niệm - Mã DT là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. - Mã DT là mã bộ ba : 3 nu trên ADN quy định 3 nuclêôtit (côđon) trên ARN mã hoá 1 axit amin trên prôtêin. - Có 64 bộ ba, trong đó: + Ba bộ ba kết thúc không mã hoá axit amin là: UAA, UAG, UGA - axit amin mêtiônin ở SV nhân thực + Bộ ba mở đầu là AUG mã hoá - axit amin foocmin mêtiônin ở SV nhân sơ 2. Đặc điểm + Mã DT được đọc từ một điểm theo từng bộ ba mà không gối lên nhau. + Mã DT có tính phổ biến: hầu hết các loài đều dùng chung bộ mã DT (trừ một vài ngoại lệ) + Mã DT có tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin. + Mã DT có tính thoái hoá: nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá 1 axit amin. III. Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) - Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở kì trung gian trong quá trình phân bào (nguyên phân, giảm phân). 1. Bước 1:(Tháo xoắn phân tử ADN) 2. Bước 2:(Tổng hợp các mạch ADN mới) - Enzim ADN – pôlimeraza lắp ghép các nuclêôtit (nu) tự do vào mạch khuôn của ADN theo NTBS (NTBS : A-T (2 liên kết hiđrô); G-X (2 liên kết hiđrô)). - Enzim ADN – pôlimeraza di chuyển trên các mạch khuôn luôn theo chiều 3’→5’ và enzim ADN – pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’ nên: + Trên mạch khuôn 3’→5’ mạch bổ sung được tổng hợp liên tục. + Trên mạch khuôn 5’→3’ mạch khuôn được tổng hợp ngắt quãng. Mỗi một đoạn ngắt quãng là 1 đoạn ADN (đoạn Okazaki). Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.