Tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Du để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao! | Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Du ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I . MÔN: ĐỊA LÍ 6. NĂM HỌC:2019-2020 Câu 1:Sự vận động của Trái đất quanh trục. - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo. - Hướng tự quay quanh trục: Tây -> Đông. - Thời gian tự quay một vòng hết 24 giờ ( 1 ngày đêm) - Chia bề mặt Trái Đất làm 24 khu vực giờ. - Việt Nam nằm ở khu vực giờ thứ 7. Câu 2:Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Do Trái Đất hình cầu, do đó Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa. - Nửa được chiếu sáng -> ban ngày. - Nửa trong bóng tối -> ban đêm. - Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Câu 3: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình Elíp gần tròn. - Hướng chuyển động : Tây sang Đông. - Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày 6 giờ - Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất bao giờ cũng giữ độ nghiêng 66033' trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. Câu 4. Hiện tượng các mùa. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. - Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt -> mùa Hạ. - Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời, thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt -> mùa Lạnh * Ngày 21/3 và Ngày 23/9: Mặt Trời chiếu vuông góc vào xích đạo nên hai nửa cầu nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau -> mùa xuân và mùa thu - Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam hoàn toàn trái ngược nhau. Câu 5 Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất. Do đường phân chia sáng, tối không trùng với trục Trái Đất, nên các địa