Bài viết đề cập đến thời cơ và thách thức hội nhập quốc tế, những quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. | Quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay 86 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Vũ Thị Huyền Trang, Nguyễn Văn Tuyên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trở thành tất yếu khách quan. Ngay từ rất sớm, Đảng ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc mở rộng quan hệ quốc tế nhằm đưa sự nghiệp phát triển đất nước hoà vào trào lưu phát triển chung của thế giới. Ở bài viết này, tôi đề cập đến thời cơ và thách thức hội nhập quốc tế, những quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Từ khóa: Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Vũ Thị Huyền Trang; Email: vthtrang@ 1. MỞ ĐẦU Bối cảnh toàn cầu hóa với sự tác động chưa từng có của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay kéo tất cả các nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và hội nhập quốc tế trở thành một tất yếu khách quan. Hội nhập để phát triển, muốn phát triển phải hội nhập. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế luôn chứa đựng nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Hội nhập quốc tế trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt về chính trị, kinh tế, sự chi phối của các nước lớn và những diễn biến phức tạp, hết sức khó lường của thế giới đòi hỏi phải ổn định chính trị, giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Như vậy, hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc, vừa là nhu cầu tồn tại và phát triển sống còn của mỗi nước. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đảng ta luôn dành sự quan tâm sâu sắc cho việc phân tích bối cảnh quốc tế, bám sát bước đi của nhân loại, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong đường lối quốc tế .