Thơ triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong dòng chảy văn học trung đại

Thế kỷ XVI, xã hội có nhiều biến đổi sâu sắc và chi phối một cách tiêu cực đến các phạm trù đạo đức Nho giáo và truyền thống đạo lí dân tộc. Chế độ phong kiến đang dần đánh mất lòng tin vào kẻ sĩ. Vì thế, thơ triết lí trở thành một phương tiện hữu hiệu để phục vụ con người, giải thích cho những biến động của xã hội đương thời. | Thơ triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong dòng chảy văn học trung đại TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 51 THƠ TRIẾT LÍ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Lê Thị Hương Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Thế kỷ XVI, xã hội có nhiều biến đổi sâu sắc và chi phối một cách tiêu cực đến các phạm trù đạo đức Nho giáo và truyền thống đạo lí dân tộc. Chế độ phong kiến đang dần đánh mất lòng tin vào kẻ sĩ. Vì thế, thơ triết lí trở thành một phương tiện hữu hiệu để phục vụ con người, giải thích cho những biến động của xã hội đương thời. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một mặt đã tiếp thu một cách sáng tạo những nội dung triết lí của các bậc tiền nhân, mặt khác, do xu thế thời đại và để đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử mà thơ triết lí Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều nét độc đáo. Từ khóa: triết lí, biến động, sáng tạo, xu thế, độc đáo Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày . Liên hệ tác giả: Lê Thị Thu Hương; Email: ltthuong@ 1. MỞ ĐẦU Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự tiếp nối và phát triển từ một nền tảng bền vững và rạng rỡ của văn học Nôm trước đó mà trực tiếp là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của các thi nhân thời Hồng Đức. Với trên 170 bài thơ, tập thơ của Trình Quốc công in một dấu mốc rất quan trọng đối với quá trình vận động và phát triển của thể loại thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu nội dung, tư tưởng của triết lí dân gian, triết lí từ văn học viết truyền thống Việt Nam và Trung Quốc trước đó, cùng với vốn hiểu biết sâu rộng được tích luỹ qua quá trình học hành ở Bách gia chư tử, thêm vào đó là sự biến động dữ dội của thế kỉ XVI, cần có lời giải thích, tiên đoán về tương lai Tất cả những yếu tố đó làm cho nội dung thơ triết lí của Trạng Trình vừa có những nét kế thừa, vừa có những sáng tạo độc đáo, đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử. 2. NỘI DUNG Nguyễn Bỉnh Khiêm đã

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
23    78    1    28-04-2024
62    157    1    28-04-2024
103    376    7    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.