Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hết sức đặc sắc, mang đậm dấu ấn truyền thống, luôn song hành cùng lịch sử, khẳng định được vai trò, vị thế quan trọng trong quá trình phát triển của văn học nước nhà. Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và ở miền núi phía Bắc nói riêng được hình thành, phát triển từ sau Cách mạng tháng 8/1945; nhưng phải đến những năm gần đây, nền văn học ấy mới thực sự phát triển và gặt hái được nhiều thành công. | Nhìn lại đội ngũ sáng tác và những thành tựu của văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NHÌN LẠI ĐỘI NGŨ SÁNG TÁC VÀ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Bàn Thị Quỳnh Giao, Đặng Thùy Trâm Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Tóm tắt: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hết sức đặc sắc, mang đậm dấu ấn truyền thống, luôn song hành cùng lịch sử, khẳng định được vai trò, vị thế quan trọng trong quá trình phát triển của văn học nước nhà. Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và ở miền núi phía Bắc nói riêng được hình thành, phát triển từ sau Cách mạng tháng 8/1945; nhưng phải đến những năm gần đây, nền văn học ấy mới thực sự phát triển và gặt hái được nhiều thành công. Tuy là văn học của các dân tộc thiểu số, do người dân tộc thiểu số sáng tác; song về đội ngũ sáng tác, thể loại, nội dung, hình thức, phương thức phản ánh hiện thực , văn học các dân tộc thiểu số phía Bắc đã có những đóng góp lớn, rất đáng ghi nhận. Từ khóa: Văn học, văn học các dân tộc thiểu số, đội ngũ sáng tác, thành tựu. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20 /10/2018. Liên hệ tác giả: Bàn Thị Quỳnh Giao; Email: 1. MỞ ĐẦU Trong hai cuộc cách mạng, văn học dân tộc thiểu số cũng đã góp phần vào việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, sau cách mạng tháng tám văn học dân tộc thiểu số đã luôn theo sát phản ánh đầy đủ những thay đổi của đất nước. Đặc biệt ở miền núi phía Bắc, nơi có nhiều dân tộc anh em sinh sống, văn học dân tộc thiểu số đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, bắt kịp với sự phát triển của xã hội, bởi theo nhà nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số Hà Văn Thư thì “Chế độ ta không những đã làm nảy nở những tài năng mới mà còn chú trọng khai thác những di sản văn học nghệ thuật quý báu của các dân tộc bấy lâu nay bị mai một dưới ách thực dân phong kiến Vậy .