Bài viết giới thiệu về những điểm tương đồng và khác biệt trong vai trò của già làng và người có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số mô hình kết hợp các chức danh nhằm giảm thiểu vị trí, số người làm công tác quản lý, tổ chức hoạt động ở thôn làng nhưng vẫn giữ được vai trò, vị trí của họ đối với đời sống người dân. | Vai trò của già làng, người có uy tín: Những điểm tương đồng, khác biệt và mô hình kết hợp thiết chế xã hội TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 169 VAI TRÒ CỦA GIÀ LÀNG, NGƯỜI CÓ UY TÍN: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VÀ MÔ HÌNH KẾT HỢP THIẾT CHẾ XÃ HỘI Nguyễn Văn Thắng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về những điểm tương đồng và khác biệt trong vai trò của già làng và người có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số mô hình kết hợp các chức danh nhằm giảm thiểu vị trí, số người làm công tác quản lý, tổ chức hoạt động ở thôn làng nhưng vẫn giữ được vai trò, vị trí của họ đối với đời sống người dân. Từ khóa: Già làng; Người có uy tín; Nét tương đồng, khác biệt. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Nguyễn Văn Thắng; Email: nvthang@ 1. MỞ ĐẦU Vai trò của già làng và người có uy tín trong dân tộc và ở địa phương là chủ đề đã được các nhà khoa học bàn luận, nghiên cứu nhiều, song, cho nó vẫn là chủ đề được quan tâm lớn trước bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện việc tinh giảm biên chế, sắp xếp lại các chức danh, tổ chức xã hội, nhằm tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phần việc được giao. Về cơ bản, già làng là một chức danh xã hội phi quan phương và không nhận phụ cấp, lương bổng từ Nhà nước, còn người có uy tín là một chức danh được hình thành, tổ chức, hoạt động theo chỉ đạo của cấp trên, được quyền lợi theo các quyết định của Chính phủ và Tỉnh, nói một cách khác, đây chính là cánh tay nối dài của cấp chính quyền cơ sở ở đơn vị thôn, làng, ấp, Vậy, trong thực tiễn hoạt động vai trò của già làng và người có uy tín có gì tương đồng và khác biệt với nhau không ? có chồng chéo chức năng, nhiệm vụ (truyền thống và hiện tại) khi cùng là người lĩnh xướng, đứng đầu các phần việc ở địa phương ?. Có hay không việc có thể kết hợp các chức .