Yêu cầu hoàn phục môi trường sau khai thác mỏ nói chung, bauxite ở Tây Nguyên nói riêng đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật, nhưng trên thực tế hoạt động này ở các mỏ khai thác bauxite vẫn còn đang ở bước đầu. Các diện tích hoàn phục môi trường sử dụng các loại cây trồng vẫn theo chủ quan, chưa thật sự hiệu quả | Nghiên cứu, xác định và tuyển chọn nhóm thực vật, cây trồng có triển vọng trên đất bãi thải sau khai thác bauxite ở Tây Nguyên Khoa học Nông nghiệp Nghiên cứu, xác định và tuyển chọn nhóm thực vật, cây trồng có triển vọng trên đất bãi thải sau khai thác bauxite ở Tây Nguyên Nguyễn Thành Mến1, Nguyễn Mạnh Hà2* 1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài 19/4/2019; ngày chuyển phản biện 25/4/2019; ngày nhận phản biện 28/5/2019; ngày chấp nhận đăng 1/7/2019 Tóm tắt: Yêu cầu hoàn phục môi trường sau khai thác mỏ nói chung, bauxite ở Tây Nguyên nói riêng đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật, nhưng trên thực tế hoạt động này ở các mỏ khai thác bauxite vẫn còn đang ở bước đầu. Các diện tích hoàn phục môi trường sử dụng các loại cây trồng vẫn theo chủ quan, chưa thật sự hiệu quả. Trên cơ sở các tiêu chí (TC) xác định nhóm thực vật, cây trồng có triển vọng trên các bãi thải sau khai thác bauxite (căn cứ khoa học và yêu cầu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phòng hộ môi trường, cải tạo đất, chống xói mòn phù hợp với thực tế điều kiện tự nhiên của các khu vực mỏ, hiệu quả kinh tế), đã lựa chọn được 8 loài cây trồng có triển vọng gồm: 4 loại cây lâm nghiệp (keo lai, bạch đàn U6, thông ba lá, thông Caribê); 2 loài cây nông nghiệp (điều lộn hột, điều nhuộm) và 2 loài cây che phủ đất (sục sạc, cúc đồng). Các loài cây triển vọng đã được tuyển chọn làm cơ sở để bố trí cây trồng, xây dựng các mô hình thử nghiệm hoàn phục môi trường sau khai thác quặng bauxite. Từ khóa: cải tạo, cây trồng có triển vọng, khai thác bauxite, phục hồi, Tây Nguyên. Chỉ số phân loại: Mở đầu Với diện tích 165 ha, mỏ bauxit Bảo Lộc đã được khai thác liên tục trên 40 năm, đến năm 2017 thì đóng cửa. Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng bauxite hàng đầu thế giới, trữ lượng ước tính khoảng 5,5 tỷ tấn (trong đó khoảng Từ năm .