Đắk Lắk là một trong những tỉnh trồng sắn lớn nhất tại Việt Nam, diện tích trồng sắn của tỉnh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua. Có nhiều bên tham gia vào chuỗi giá trị sắn bao gồm nông dân, thương lái, các nhà đầu tư, các nhà máy sắn, chính quyền địa phương và các cơ quan hỗ trợ. Luồng thông tin và đặc biệt là chất lượng thông tin chia sẻ giữa các bên tham gia đã có tác động tới mối quan hệ giữa các bên tham gia và sau đó tác động tới sự phát triển và tính bền vững của chuỗi giá trị. Nghiên cứu này khảo sát về quan hệ đối tác cũng như luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị sắn tại Đắk Lắk và tác động của nó lên sự phát triển của ngành sắn. | Mối quan hệ và luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị cây sắn tại tỉnh Đắk Lắk Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Mối quan hệ và luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị cây sắn tại tỉnh Đắk Lắk Lê Đức Niệm1, Trần Thị Ngọc Hạnh1, Dương Minh Ngọc1 và Nguyễn Văn Đạt1 Cơ quan 1 Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk, Vietnam Tác giả đại diện HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC datantoan@ Giới thiệu Đắk Lắk là một trong những tỉnh trồng sắn lớn nhất tại Việt Nam, diện tích trồng sắn của tỉnh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua. Có nhiều bên tham gia vào chuỗi giá trị sắn bao gồm nông dân, thương lái, các nhà đầu tư, các nhà máy sắn, chính quyền địa phương và các cơ quan hỗ trợ. Luồng thông tin và đặc biệt là chất lượng thông tin chia sẻ giữa các bên tham gia đã có tác động tới mối quan hệ giữa các bên tham gia và sau đó tác động tới sự phát triển và tính bền 76 vững của chuỗi giá trị. Nghiên cứu này khảo sát về quan hệ đối tác cũng như luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị sắn tại Đắk Lắk và tác động của nó lên sự phát triển của ngành sắn. Biện pháp tiếp cận nghiên cứu Các huyện Krông Bông và EaKar được lựa chọn làm các điểm nghiên cứu. Cả hai huyện là huyện vùng sâu có diện tích trồng sắn lớn trên đất cằn cỗi và đất phát rừng. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp PRA và RRA với việc lấy mẫu ngẫu nhiên. Với phương pháp RRA (Đánh giá nông thôn nhanh), các nhà quan sát thực hiện các cuộc phỏng vấn không chính thức với người dân địa phương, đánh giá các vấn đề nông thôn từ quan điểm của người địa phương cung cấp thông tin. Thuận lợi của RRA là thông tin có thể được thu thập một cách nhanh chóng. Bất lợi chính của RRA là nếu các cán bộ không có kỹ năng đánh giá tốt, thông tin thu thập được thường không chính xác lắm. Ngoài ra, các kết luận và giải pháp chỉ phản ánh quan điểm của người dân trong cộng đồng, thông tin và ý