Du canh du cư và canh tácđộc canhtrênđất dốc với diện tích manh mún, nhỏ lẻ ở vùng Tây Bắc Việt Nam đã dẫn đến một số thách thức trong sản xuất nông nghiệp và gây khó khăn cho sinh kế nông hộ [1]. Nông lâm kết hợp (NLKH) được xác định là một phương pháp khả thi để giải quyết vấn đề này, nhằm tăng tính đa dạng, tính bền vững và sức chống chịu cho hệ thống canh tác nông nghiệp. Bên cạnh bảo vệ xói mòn đất, phương pháp canh tácNLKH bền vững có thể giúp người nông dân có thu nhập lâu dài từ việc kinh doanh trái cây[2]. Việc phát triển mô hình cảnh quan NLKH thí điểm (Exemplar Landscape - EL) tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã kết nối mong muốn của nông dân với mục tiêu nghiên cứu của dự án trong việc thúc đẩy và mở rộng NLKH hướng theo thị trường và các giải pháp phục hồi rừng [3]. | Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam Lutz-Heiner Otto1 và Vũ Thị Hạnh2 Cơ quan 1 Viện khoa học nông nghiệp nhiệt đới (490d), Viện Hans-Ruthenberg, Đại học Hohenheim, Wollgrasweg 43, 70593 Stuttgart, Germany. 2 Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm Thế giới (ICRAF), Việt Nam. HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC Tác giả đại diện lotto@ Từ khóa Mô hình kinh doanh, hợp tác xã, hoạt động theo nhóm, nông lâm kết hợp, chuỗi giá trị Giới thiệu Du canh du cư và canh tácđộc canhtrênđất dốc với diện tích manh mún, nhỏ lẻ ở vùng Tây Bắc Việt Nam đã dẫn đến một số thách thức trong sản xuất nông nghiệp và gây khó khăn cho sinh kế nông hộ [1]. Nông lâm kết 120 hợp (NLKH) được xác định là một phương pháp khả thi để giải quyết vấn đề này, nhằm tăng tính đa dạng, tính bền vững và sức chống chịu cho hệ thống canh tác nông nghiệp. Bên cạnh bảo vệ xói mòn đất, phương pháp canh tácNLKH bền vững có thể giúp người nông dân có thu nhập lâu dài từ việc kinh doanh trái cây[2]. Việc phát triển mô hình cảnh quan NLKH thí điểm (Exemplar Landscape - EL) tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã kết nối mong muốn của nông dân với mục tiêu nghiên cứu của dự án trong việc thúc đẩy và mở rộng NLKH hướng theo thị trường và các giải pháp phục hồi rừng [3]. Các loại cây ăn quả được lựa chọn cho các mô hình thí điểm tại Mai Sơn gồm: xoài, nhãn, chanh, mận và bưởi, được trồng xen với ngô và cỏ chăn nuôi [4]. Khi khối lượng trái cây thu hoạch tăng lên, dự kiến trong hai đến ba năm tới, việc tiêu thụ sản phẩm và kết nối với thị trường làmột thách thức lớn. Do đó, bước đầu tiên trong việc kết nối nông dân và thị trường là cần tìm hiểu hiện trạng thị trường. Vì thế, nghiên cứu thực hiện nhằmphân tích hiện trạng mô hình kinh doanh nông trại của