Cộng đồng người Chăm ở An Giang và nền văn hóa truyền thống chịu ảnh hưởng Hồi giáo Islam của họ là nét đặt thù trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết khái quát về cộng đồng và văn hóa Chăm ở An Giang. Nghiên cứu về cộng đồng và văn hóa Chăm ở An Giang nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp của bản sắc dân dân tộc, làm phong phú tính đa màu sắc của văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long và góp phần định hướng phát triển những giá trị mới trên cơ sở dung hợp các giá trị văn hóa của các dân tộc trong vùng. | Nét phong phú và đặc thù trong văn hóa Chăm ở An Giang: Nét phong phú và đặc thù trong văn hóa đồng bằng sông Cửu Long PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH NÉT PHONG PHÚ VÀ ĐẶC THÙ TRONG VĂN HÓA CHĂM Ở AN GIANG: NÉT PHONG PHÚ VÀ ĐẶC THÙ TRONG VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . Nguyễn Văn Trang TÓM TẮT Cộng đồng người Chăm ở An Giang và nền văn hóa truyền thống chịu ảnh hưởng Hồi giáo Islam của họ là nét đặt thù trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết khái quát về cộng đồng và văn hóa Chăm ở An Giang. Nghiên cứu về cộng đồng và văn hóa Chăm ở An Giang nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp của bản sắc dân dân tộc, làm phong phú tính đa màu sắc của văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long và góp phần định hướng phát triển những giá trị mới trên cơ sở dung hợp các giá trị văn hóa của các dân tộc trong vùng. Từ khóa: An Giang, người Chăm, văn hóa Chăm, Islam. T rong sự thống nhất mà đa dạng của nền văn hóa Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long được nhắc đến là vùng sông nước với nhiều kênh rạch; đa sắc tộc, nhiều nhất là Kinh, Khơmer, Chăm và Hoa; làng xóm mở, không có lũy tre như Bắc và Trung: tính tình người dân phóng khoáng; có nhiều tín ngưỡng tôn giáo phức tạp (Bửu sơn kỳ hương, Tứ ân hiếu nghĩa, Phật giáo Hòa hảo, các hội kín, ); nơi sản sinh Đờn ca tài tử, di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận và con người rất linh hoạt, năng động trong giao lưu, hội nhập quốc tế. Đặc điểm nổi bật trong tính cách của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long là ưa tự do và phóng khoáng. Chưa nơi nào trên đất nước Việt Nam có những câu ca dao như “Ra đi gặp vịt cũng lùa. Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu” hoặc “Gió lên rồi căng bườm cho sướng. Gát chèo lên ta nướng ngô khoai. Người vô đây ta uống mấy chai. Bỏ ghe nghiêng ngửa không ai chống chèo”. Những tấm gương hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài và bộc trực được đề cao. Cả tín ngưỡng, tôn giáo cũng in dấu ấn tính cách tự .