Bài nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) giai đoạn 2000-2017, áp dụng phương pháp phân tích mô tả định tính nhằm đánh giá tình hình phát triển thị trường vốn Việt Nam trong mối quan hệ với thị trường các nước ASEAN. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thị trường vốn của Việt Nam với nền tảng dựa vào hệ thống ngân hàng còn kém phát triển so với các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan, mặc dù độ sâu tài chính tương đối cao. Cấu trúc thị trường vốn Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, thể hiện (i) Thị trường tín dụng thông qua các tổ chức tín dụng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng Việt Nam cũng có quy mô nhỏ và sức khỏe của hệ thống ngân hàng cũng kém hơn so với các nước phát triển trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn ít và quy mô nhỏ bé, thị phần không đáng kể; (ii) Mức độ ổn định tài chính của Việt Nam thấp hơn so với các nước AEC; (iii) Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ so với các nước trong khu vực nhưng lại có mức độ rủi ro cao hơn; (iv) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa đủ mạnh để khai thông nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, tồn tại rủi ro kỳ hạn. Số lượng nhà đầu tư chưa nhiều, thiếu nhà tạo lập thị trường. | Đánh giá sự phát triển thị trường vốn Việt Nam: Thực tiễn và nhận định rủi ro ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VỐN VIỆT NAM: THỰC TIỄN VÀ NHẬN ĐỊNH RỦI RO TS. Trần Hùng Sơn Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM Tóm tắt: Bài nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) giai đoạn 2000-2017, áp dụng phương pháp phân tích mô tả định tính nhằm đánh giá tình hình phát triển thị trường vốn Việt Nam trong mối quan hệ với thị trường các nước ASEAN. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thị trường vốn của Việt Nam với nền tảng dựa vào hệ thống ngân hàng còn kém phát triển so với các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan, mặc dù độ sâu tài chính tương đối cao. Cấu trúc thị trường vốn Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, thể hiện (i) Thị trường tín dụng thông qua các tổ chức tín dụng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng Việt Nam cũng có quy mô nhỏ và sức khỏe của hệ thống ngân hàng cũng kém hơn so với các nước phát triển trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn ít và quy mô nhỏ bé, thị phần không đáng kể; (ii) Mức độ ổn định tài chính của Việt Nam thấp hơn so với các nước AEC; (iii) Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ so với các nước trong khu vực nhưng lại có mức độ rủi ro cao hơn; (iv) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa đủ mạnh để khai thông nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, tồn tại rủi ro kỳ hạn. Số lượng nhà đầu tư chưa nhiều, thiếu nhà tạo lập thị trường. Từ khóa. Thị trƣờng vốn, Thị trƣờng tín dụng, Thị trƣờng chứng khoán, Thị trƣờng trái phiếu, Việt Nam, AEC 1. Giới thiệu Việt Nam là một thành viên của AEC và đã ký hiệp định CPTPP. AEC đƣợc thành lập vào ngày 31/12/2015, theo đó sẽ hình thành một thị trƣờng đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, đƣợc xây dựng thông qua 5 yếu tố chính là (i) Tự do lƣu chuyển hàng hoá; (ii) Tự do lƣu chuyển dịch vụ; (iii) Tự do lƣu chuyển đầu tƣ; (iv) Tự do lƣu .