Nghiên cứu sử dụng chỉ số TDI (Trophic diatom index) của quần xã thực vật phù du (TVPD) để đánh giá trạng thái dinh dưỡng ở một số thuỷ vực trong thành phố Bến Tre. Mẫu được thu tại 9 vị trí vào mùa mưa (9/2017) và mùa khô (4/2018). | Sử dụng chỉ số TDI (Trophic diatom index) của thực vật phù du để đánh giá trạng thái dinh dưỡng ở một số thủy vực trong thành phố Bến Tre TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 16, Số 12 (2019): 1053-1064 Vol. 16, No. 12 (2019): 1053-1064 ISSN: 1859-3100 Website: Bài báo nghiên cứu* SỬ DỤNG CHỈ SỐ TDI (TROPHIC DIATOM INDEX) CỦA THỰC VẬT PHÙ DU ĐỂ ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI DINH DƯỠNG Ở MỘT SỐ THỦY VỰC TRONG THÀNH PHỐ BẾN TRE Trần Thị Hoàng Yến1*, Đinh Lê Mai Phương2, Trần Thành Thái1, Nguyễn Lê Quế Lâm2, Ngô Xuân Quảng1,2, Phạm Thanh Lưu1,2 1 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) – Viện Sinh học Nhiệt đới TPHCM 2 Học Viện Khoa học và Công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) * Tác giả liên hệ: Trần Thị Hoàng Yến – Email: tthyen95@ Ngày nhận bài: 07-09-2019; ngày nhận bài sửa: 09-10-2019; ngày duyệt đăng: 20-10-2019 TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng chỉ số TDI (Trophic diatom index) của quần xã thực vật phù du (TVPD) để đánh giá trạng thái dinh dưỡng ở một số thuỷ vực trong thành phố Bến Tre. Mẫu được thu tại 9 vị trí vào mùa mưa (9/2017) và mùa khô (4/2018). Kết quả chỉ số TDI cho thấy môi trường ở các khu vực khảo sát có trạng thái từ nghèo dinh dưỡng đến ưu dưỡng. Bên cạnh đó, phân tích tương quan Spearman cho thấy chỉ số TDI bị chi phối bởi độ mặn, TDS và NO3-. Chỉ số TDI khá nhạy cảm với môi trường giàu dinh dưỡng vì thế có tiềm năng trong việc theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực đô thị trong tương lai. Từ khóa: chỉ số TDI; thành phố Bến Tre; thực vật phù du; trạng thái dinh dưỡng 1. Mở đầu Phú dưỡng hóa (eutrophication) là một dạng suy giảm chất lượng nước với hiện tượng nồng độ các chất dinh dưỡng cao làm bùng phát các loại thực vật nước (rong, lục bình, bèo.), làm tăng các chất lơ lửng, chất hữu cơ, làm suy giảm lượng ôxy trong