Từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu là: Làm sáng tỏ lý luận về phòng ngừa và hạn chế ro tín dụng trong điều kiện hiện nay. Rút ra những bài học kinh nghiệm trong phòng ngừa, hạn chế RRTD cho NHTM Việt Nam thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm từ một số NHTM trên thế giới. Mời các bạn tham khảo! | Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu RRTD là một trong những rủi ro chủ yếu, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của NHTM. RRTD xảy ra còn tác động đến khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, từ đó tác động tiêu cực đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Mặc dù vậy, NHTM không thể loại bỏ hoàn toàn RRTD mà chỉ có thể hạn chế ở mức độ nhất định. Trong hoạt động tín dụng của NHTM, thay vì lựa chọn chiến lược loại bỏ rủi ro, các NHTM chấp nhận rủi ro, đánh đổi rủi ro để có lợi nhuận. Hệ thống quản trị RRTD của một ngân hàng thực hiện sứ mệnh đảm bảo cho ngân hàng luôn kiểm soát rủi ro ở mức độ hợp lý (mức rủi ro ngân hàng có thể chấp nhận) phù hợp với qui mô và bản chất kinh doanh tín dụng của ngân hàng và đạt được lợi nhuận cao nhất. Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trò quan trọng đối với các NHTM Việt Nam và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong xu hướng hòa nhập với thông lệ quốc tế, các NHTM Việt Nam đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản trị nói chung và quản trị RRTD nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng. Hiệp ước Basel 2 là thỏa thuận của các Ngân hàng Trung Ương của các nước thành viên Ủy ban Basel về một cơ chế quản lý, điều hành, giám sát hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD. Năm 2006, Hiệp ước có hiệu lực với các định chế tài chính tại các nước thành viên Ủy ban Basel. Đến nay, theo khảo sát của Ủy ban Basel, Hiệp ước đã được áp dụng rộng rãi tại các NHTM ở hơn 150 quốc gia, bao gồm cả các nước không phải là thành viên Ủy ban Basel như một chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, thanh tra, giám sát