Mục tiêu: Nghiên cứu lí luận của việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Tìm hiểu thực trạng việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong những năm qua ở trường TH Lý Tự Trọng. Hệ thống hoá và đề xuất các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh năng khiếu nhằm nâng cao chất lượng học sinh mũi nhọn của nhà trường. | SKKN: Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học Bùi Văn Huấn Trường TH Lý Tự Trọng KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I. Phần mở đầu . Lí do chọn đề tài Nhân tài có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Bước sang thế kỉ XXI đất nước ta bước vào thời kì đẩy mạnh nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Trong đường lối đổi mới toàn dịên của đất nước ta về giáo dục và đào tạo, Đảng ta xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Việc bồi dưỡng học sinh giỏi , ươm trồng những hạt giống nhân tài cho đất nước là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết vì những người tài bao giờ cũng là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển. Việc cần phải được tiến hành ngay từ bậc học đầu tiên, bậc tiểu học. Đã từ lâu việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm của một nhà trường Tiểu học. Trong vài năm gần đây ở trường TH Lý Tự Trọng đã có được những thành tích đáng kể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Song nhà trường cũng gặp những khó khăn nhất định, kết quả thực sự chưa đáp ứng với mục tiêu đề ra. Đây cũng là một lĩnh vực cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và đề xuất các biện pháp hữu hiệu, khả thi để đạt kết quả cao hơn. Xuất phát từ những vấn đề trên, bản thân tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học” làm đề tài nghiên cứu. . Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Nghiên cứu lí luận của việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Tìm hiểu thực trạng việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong những năm qua ở trường TH Lý Tự Trọng. Hệ thống hoá và đề xuất các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh .