Hiện tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào tổng hợp các quy định pháp lý liên quan đến các khâu trong chuỗi cung ứng gỗ cao su từ khai thác, vận chuyển, chế biến đến xuất khẩu trong khi lượng gỗ cao su tham gia chuỗi cung ứng ngày càng nhiều và nhu cầu sử dụng gỗ cao su ngày càng tăng. Việc thiếu các thông tin pháp lý trong lĩnh vực này làm cho việc xác định tính hợp pháp của gỗ cao su thiếu những căn cứ thuyết phục để Chính phủ Việt Nam thương thảo với Liên minh Châu âu ký kết Hiệp Định Đối Tác Tự Nguyện (VPA) theo chương trình Tăng cường Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT). Hai trong số những phần quan trọng của Hiệp định này là Định nghĩa Gỗ hợp pháp (LD) và Hệ thống Đảm bảo tính Hợp pháp của gỗ (TLAS). Hiện tại LD và TLAS đang thiếu những thông tin về tính pháp lý của gỗ cao su. Do vậy, nghiên cứu “Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam” được thực hiện nhằm bổ sung thông tin cho Định nghĩa gỗ hợp pháp và Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ của Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA), cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách, giúp các cá nhân và tổ chức tham gia thị trường gỗ có chiến lược và hành động phù hợp trong tương lai. | Báo cáo Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam Hội Thảo: Tổng quan cung cầu gỗ của Việt Nam: thực trạng và xu hướng – Ngày 23 tháng 12 năm 2014 Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam (Báo cáo phục vụ hội thảo) Đặng Việt Quang, Nguyễn Tôn Quyền, Lê Khắc Côi, Nguyễn Mạnh Dũng, Cao Thị Cẩm, Hà nội, tháng 12 năm 2014 Lời cảm ơn Báo cáo “Tính pháp lý của gỗ cao su tại Việt Nam” được tổng hợp từ kết quả khảo sát tại hai tỉnh Kon Tum và Bình Phước vào tháng 6 năm 2014. Thông qua tổ chức Forest Trends, báo cáo được hoàn thiện với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (NORAD) và Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID). Các thông tin và kết quả trong báo cáo có được nhờ vào sự hợp tác của các cơ quan ban ngành tại Bình Phước và Kon Tum. Nhóm nghiên cứu trân trọng gửi lời cảm ơn đến Sở NNN&PTNT Bình Phước, Chi Cục Lâm Nghiệp Bình Phước, Chi Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật Bình Phước, Sở NN&PTNT Kon Tum, UBND huyện Bù Gia Mập, UBND huyện Sa Thầy, UBND xã Sa Nhơn, UBND xã Phú Văn và các hộ gia đình tại hai xã này đã cung cấp thông tin thực tế để phục vụ nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu không thể thiếu những thông tin do các công ty và doanh nghiệp cung cấp. Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam, Hiệp Hội Cao Su Việt Nam, Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thuận An, Công Ty Cổ Phần Gỗ Đồng Phú, Công Ty TNHH MTV Phú Riềng, Công Ty TNHH MTV Sông Bé, Công Ty TNHH Gỗ Nam Mỹ, Doanh Nghiệp Tư Nhân Nam Cường và Công Ty TNHH MTV Kon Tum. Quan điểm thể hiện trong báo cáo là quan điểm của nhóm tác giả không nhất thiết phản ánh quan điểm của nhà tài trợ và của các tổ chức nơi tác giả đang làm việc. Mục .