Kịch viết về đề tài lịch sử giai đoạn sau 1945 có những biến chuyển tương đối lớn về đề tài cũng như hướng tiếp cận lịch sử. Về nội dung, kịch lịch sử giai đoạn nửa sau thế kỷ XX phân chia thành hai chủ đề lớn: Chiến tranh cách mạng và lịch sử phong kiến. | Kịch viết về đề tài lịch sử sau năm 1945 - nhìn từ phương diện ngôn ngữ kịch TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22/2018 55 KỊCH VIẾT VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ SAU NĂM 1945 - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ KỊCH Trần Thị Thư Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Tóm tắt: Kịch viết về đề tài lịch sử giai đoạn sau 1945 có những biến chuyển tương đối lớn về đề tài cũng như hướng tiếp cận lịch sử. Về nội dung, kịch lịch sử giai đoạn nửa sau thế kỷ XX phân chia thành hai chủ đề lớn: chiến tranh cách mạng và lịch sử phong kiến. Về thi pháp, trong vòng hơn một trăm năm tồn tại và phát triển, kịch Việt Nam đã có nhiều thay đổi để tiếp cận với thi pháp kịch hiện đại trên thế giới. Những đặc điểm này được thể hiện rất rõ trong hành động, xung đột, nhân vật và ngôn ngữ kịch. Trong đó, ngôn ngữ kịch ít được nói đến, nhưng lại là yếu tố quan trọng làm nên diện mạo của kịch nói chung và kịch về đề tài lịch sử nói riêng. Từ khoá: Kịch về đề tài lịch sử; ngôn ngữ, thi pháp kịch. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Trần Thị Thư; Email: t2thu8888@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù ra đời khá muộn so với các thể loại khác, nhưng kịch Việt Nam lại sớm có nhiều thành tựu nổi bật, trong đó không thể không nhắc đến kịch viết về đề tài lịch sử. Với đặc trưng thể loại là sự đề cao xung đột kịch tính, vai trò diễn xuất của diễn viên, sự tái dựng cuộc đời trên sân khấu., nên kịch có tác động mạnh mẽ đến khán giả. Các vở kịch về đề tài lịch sử, do đó, càng có sức sống khá lâu dài, không ngừng được tái dựng trên sân khấu, không ngừng được khai thác, dàn dựng theo quan điểm và phương thức diễn xướng đương đại. Từ những năm ba mươi của thế kỷ trước, kịch lịch sử đã bắt đầu được chú ý với sự ra đời của một loạt vở kịch được sáng tác và dàn dựng dựa trên các “tích cổ”, theo tinh thần “dĩ cổ vi kim”. Gắn với hiện thực hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, các kịch phẩm thời kì chống .