Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn lý thuyết cổ mẫu

Trong số các nhà tiểu thuyết lịch sử thời kì đổi mới, Nguyễn Xuân Khánh là một trong những gương mặt nổi bật. Bài viết này phác họa chân dung người phụ nữ trong ba tác phẩm trên của nhà văn dưới góc nhìn của lý thuyết cổ mẫu. | Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn lý thuyết cổ mẫu 12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH DƯỚI GÓC NHÌN LÝ THUYẾT CỔ MẪU Nguyễn Thị Vân Hồng Trường Trung học Cơ sở Lê Lợi, Hà Nội Tóm tắt: Trong số các nhà tiểu thuyết lịch sử thời kì đổi mới, Nguyễn Xuân Khánh là một trong những gương mặt nổi bật. Với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, nhà văn đã đi sâu khai thác, khám phá nhiều bí ẩn thuộc về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt sức sống và khả năng tiềm tàng của người dân Việt, phụ nữ Việt. Thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết lịch sử của ông rất phong phú, mang đậm dấu ấn lịch sử - thời đại. Hình tượng người phụ nữ được nhà văn xây dựng không chỉ như những nạn nhân, gánh chịu nhiều khổ ải, bi thương , mà còn là những “mẫu gốc”, biểu tượng của “thiên tính nữ”, của đức hy sinh, sự nhẫn nhịn và sức mạnh cảm hóa. Bài viết này phác họa chân dung người phụ nữ trong ba tác phẩm trên của nhà văn dưới góc nhìn của lý thuyết cổ mẫu. Từ khóa: Nguyễn Xuân Khánh, tiểu thuyết lịch sử, hình tượng người phụ nữ, cổ mẫu, lý thuyết cổ mẫu. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Vân Hồng; Email: vanhongnguyen10@ 1. MỞ ĐẦU Từ C. Jung đến G. Bachelard và N. Frye, lý thuyết về cái vô thức tập thể (trong đó, cổ mẫu (archétype) là hạt nhân) đã được xác lập, định hình, trở thành một hướng đi mới nhiều tiềm năng trong nghiên cứu, phê bình và sáng tác văn học nghệ thuật. Ở Việt Nam những năm gần đây, sự xuất hiện của một số bài viết, công trình nghiên cứu về cổ mẫu, chẳng hạn “Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Xuân, “Nguyên lý tính mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam” của Dương Thị Huyền, “Thử dẫn vào nghiên cứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu (archétype)” của Nguyễn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.