Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc (sau đây gọi là AHKFTA). Thông tư này áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa. | Thông tư số 21/2019/TT-BCT BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 21/2019/TT-BCT Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2019 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - HỒNG CÔNG, TRUNG QUỐC Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 31/201S/ND-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa; Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc ký ngày 28 tháng 3 năm 2018 tại Liên bang Mi-an-ma; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Công, Trung Quốc (sau đây gọi là AHKFTA). Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với: 1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). 2. Thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Điều 3. Giải thích từ ngữ Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Nuôi trồng thủy sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh, từ các loại con giống như trứng, cá con, cá giống và ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt, 2. CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của Nước thành viên nhập khẩu. 3. FOB là trị giá hàng hóa đã .