Bài viết này đánh giá những tồn tại trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. | Bước đầu đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực vùng đồng bằng sông Cửu Long 78 BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Anh Tuấn1, Lê Tất Khương Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ KH&CN Trương Thu Hằng Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi, Bộ KH&CN Tóm tắt: Sản phẩm nông nghiệp chủ lực hiện giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội cả nước nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Thực tế hiện nay cho thấy, phát triển ngành nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sự đóng góp không nhỏ của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Vùng như: gạo, cây ăn quả, thủy sản, đã chứng minh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần phát triển kinh tế của từng địa phương. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất với quy mô nhỏ, thiếu tập trung gây lãng phí nguồn lực; mỗi địa phương phát triển sản phẩm nông nghiệp theo cách riêng, không mang tính liên kết vùng hoặc mô phỏng lẫn nhau dẫn đến cạnh tranh nội bộ, năng lực cạnh tranh giảm sút Bài viết này đánh giá những tồn tại trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Từ khóa: Sản phẩm nông nghiệp chủ lực; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mã số: 17111301 1. Mở đầu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha và dân số 17,5 triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 20% dân số cả nước. Đây là vùng kinh tế năng động, có mức tăng trưởng GRDP tương đối cao, khoảng 6,88%/năm (tổng GDP đạt 525 nghìn tỷ VNĐ). Thế mạnh của vùng ĐBSCL là ngành nông nghiệp (chiếm 32,3% GDP toàn Vùng năm 2016). Tính đến tháng 4/2017, vùng ĐBSCL đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% lượng