Anh (chị) hãy trình bày ý nghĩa phê phán và đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn

Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc, ông có quan điểm dùng ngòi bút của mình để phanh phui những căn bệnh tinh thần của quốc dân: sự mê muội tự thỏa mãn, ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ. Truyện ngắn Thuốc viết năm 1919, vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Tác phẩm tập trung vạch rõ nguyên nhân căn bệnh đớn hèn của dân tộc Trung Hoa. | Anh (chị) hãy trình bày ý nghĩa phê phán và đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn Đề bài: Anh (chị) hãy trình bày ý nghĩa phê phán và đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn Bài làm Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc, ông có quan điểm dùng ngòi bút của mình để phanh phui những căn bệnh tinh thần của quốc dân: sự mê muội tự thỏa mãn, ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ. Truyện ngắn Thuốc viết năm 1919, vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Tác phẩm tập trung vạch rõ nguyên nhân căn bệnh đớn hèn của dân tộc Trung Hoa. Tác phẩm trước hết bộc lộ tư tưởng chống tập tục mê tín dị đoan, phơi bày sự u mê, lạc hậu của những người dân Trung Quốc tin rằng bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao. Mọi người phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh được sùng bái kia vốn là thuốc độc đẩy người bệnh đến cái chết nhanh hơn. Người Trung Quốc phải tỉnh giấc, không thể ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ! Liều thuốc độc ấy trớ trêu thay lại được pha chế bằng máu của người cách mạng ­ một người cách mạng dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng dân nhân. Thế mà nhân dân lại dửng dưng, mua máu của người cách mạng để chữa bệnh. Chính vì thế, Lỗ Tấn muốn thể hiện tư tưởng yêu nước, cảnh tỉnh về căn bệnh tinh thần đớn hèn được coi là quốc dân tính của người Trung Hoa lúc bấy giờ nhưng không dẫn người đọc vào chỗ bi quan, bế tắc mà củng cố niềm tin của họ vào cuộc sống, vào tiền đồ của cách mạng, ông kêu gọi mọi người phải tỉnh giấc, mở đường giải phóng tư tưởng cho thế hệ sau. Nhà văn đề nghị phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. Tác phẩm được kể ở ngôi thứ ba, kể bằng tả, lấy tả .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.