Cảm hứng về quê hương đất nước trong Bên kia sông đuống và Việt Bắc

Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng dạt dào, mãnh liệt của mọi người dân yêu nước. Nó cũng là đề tài được nhiều tác giả nhà văn, nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tác. Bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm và “Việt Bắc” của Tố Hữu đều là những bài thơ mang đậm chất trữ tình, bi hùng về tình cảm quê hương đất nước. Trong đó, nguồn cảm hứng chủ đạo là tình yêu sự gắn bó với mảnh đất mà mình yêu thương. | Cảm hứng về quê hương đất nước trong Bên kia sông đuống và Việt Bắc Đề bài: Cảm hứng về quê hương đất nước trong Bên kia sông đuống và Việt Bắc Bài làm Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng dạt dào, mãnh liệt của mọi người dân yêu nước. Nó cũng là đề tài được nhiều tác giả nhà văn, nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tác. Bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm và “Việt Bắc” của Tố Hữu đều là những bài thơ mang đậm chất trữ tình, bi hùng về tình cảm quê hương đất nước. Trong đó, nguồn cảm hứng chủ đạo là tình yêu sự gắn bó với mảnh đất mà mình yêu thương. Tuy nhiên trong hai bài thơ này có những sự khác biệt nhất định trong cách thể hiện cũng như trong dòng cảm xúc của mỗi tác giả. Nếu như nguồn cảm hứng của bài “Bên kia sông Đuống” bắt nguồn từ những kỷ niệm gắn bó với làng quê, nơi sinh ra và lớn lên, một nơi “chôn rau cắt rốn” của tác giả Hoàng Cầm, khi biết tin giặc chiếm đóng quê hương. Lúc này, tác giả đang ở vùng chiến khu, một nơi do quân cách mạng làm chủ. Tác giả nhìn về quê hương chìm trong khói đạn bom mà không cầm nổi nước mắt, sự xót xa, uất nghẹn. Vùng quê tác giả Hoàng Cầm sinh ra là một mảnh đất bình yên, trù phú giàu đẹp, với những bãi lúa, nương ngô quanh năm xanh tốt, bởi phù sa của con sông Đuống bồi đắp lên. Vùng quê Kinh Bắc của tác giả nổi tiếng với làng nghề truyền thống như tranh Đông Hồ là một loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng gắn liền với người dân chúng ta thời đó. Những bức tranh tươi vui sinh động miêu tả lại cảnh sinh hoạt, vui chơi, hội hè của người dân ngày xưa đều được tranh Đông Hồ vẽ lại như đám cưới chuột, Bịt mắt bắt dê, ngửa váy hứng dừa Bên kia sông Đuống là cảm xúc nghẹn ngào của tác giả về quê hương mình khi giờ đây chìm trong biển lửa bom đạn. Những người dân nơi đó đau khổ lầm than, tan tác, bây giờ đi đâu về đâu? Còn trong bài thơ “Việt Bắc” tình cảm của tác giả Tố .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.