Hoàng Nhuận Cầm, sinh năm 1952, quê ở Hà Nội. Năm 1971 đang học Đại học Tổng hợp, anh vào lính thuộc binh chủng pháo binh, nhiều năm sống và chiến đấu tại chiến trường Bình - Trị - Thiên, và đã tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Bài thơ “Anh bộ đội và tiếng nhạc la" viết tại Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ. Nhan để bài thơ rất độc đáo. Mười sáu câu thơ trong đó, câu số 1, câu số 10 có 8 chữ, 14 câu thơ còn lại theo thể thơ bảy chữ. Hình ảnh anh bộ đội và bầy la chở vũ khí ra trận đi trong rừng mưa được ghi lại với bao cảm xúc và ấn tượng rất đẹp, nên thơ. | Cảm nghĩ của em về bài thơ “Anh bộ đội và tiếng nhạc la” của Hoàng Nhuận Cầm Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài thơ “Anh bộ đội và tiếng nhạc la” của Hoàng Nhuận Cầm Bài làm Hoàng Nhuận Cầm, sinh năm 1952, quê ở Hà Nội. Năm 1971 đang học Đại học Tổng hợp, anh vào lính thuộc binh chủng pháo binh, nhiều năm sống và chiến đấu tại chiến trường Bình Trị Thiên, và đã tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Anh có 3 tập thơ: Thơ tuổi 20 (1974), Những câu thơ viết đợi mặt trời (1983), Xúc xắc mùa thu (1992). đó là hành trang đẹp của một thời thanh xuân. Bài thơ “Anh bộ đội và tiếng nhạc la" viết tại Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ. Nhan để bài thơ rất độc đáo. Mười sáu câu thơ trong đó, câu số 1, câu số 10 có 8 chữ, 14 câu thơ còn lại theo thể thơ bảy chữ. Hình ảnh anh bộ đội và bầy la chở vũ khí ra trận đi trong rừng mưa được ghi lại với bao cảm xúc và ấn tượng rất đẹp, nên thơ. Âm điệu của bài thơ trầm hùng; nhạc của thơ cũng là nhạc trên cổ la, nhạc của rừng xanh và nhịp bước chân người, chân bầy la đi trong rừng hoang, rừng đại ngàn, Đoạn vận tải quân sự không có tàu xe, không có voi ngựa mà chỉ có binh lính với bầy la. Thật đặc biệt. Lính "xắn quần đi trong mưa”. Bầy la nối đuôi nhau đi trong "rừng già, rừng thưa” của chốn đại ngàn hoang vu. Cuộc vận tải đầy gian truân, gian khổ và bí mật giữa rừng vắng. Chỉ có "tiếng nhạc cổ la”, tiếng chim rừng và tiếng mưa rơi. Tác giả đã lấy động để tả tĩnh, tạo nên một không gian mơ hồ, trầm vắng như cổ tích: Anh bộ đội xắn quần đi trong mưa Bầy la theo rừng già, rừng thưa Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ Còn có tiếng nhạc trên cổ la. Cảnh rừng già, rừng vắng được làm rõ thêm trong khổ thơ thứ hai. Nấm rừng và hoa rừng (hoa dại) được nhân hóa. Nấm nâu, nấm già, đú loại nấm “thức dậy bên vòm lá”. Các loại hoa rừng cũng "mở cánh ra nghe ngóng”. Các từ ngữ: “tự dưng”, “bỗng nhiên” thể .