Có thể thấy, tiêu biểu và thành công nhất khi viết về đề tài người phụ nữ đó là hình ảnh người vợ nhặt của Kim Lân và Thị Nở của Nam Cao. Khi so sánh nhân vật Thị Nở và người vợ nhặt, ta sẽ thấy ở hai nhân vật này có những điểm chung của người phụ nữ Việt Nam đồng thời mang những nét rất riêng và độc đáo. Kim Lân là nhà văn chuyên về nông thôn, những điều gần gũi, mộc mạc và giản dị, gần gũi với người nông dân. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân tái hiện lại nạn đói thê thảm của nước ta năm 1945, đồng thời thể hiện vẻ đẹp tình người sức sống kì diệu của người nông dân: bên bờ vực chết, họ vẫn hướng tới sự sống, khát khao tổ ấm gia đình thương yêu đùm bọc lẫn nhau. | Vẻ đẹp tâm hồn người Vợ nhặt và Thị Nở Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn người Vợ nhặt và Thị Nở Dàn ý chi tiết cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người vợ nhặt và Thị Nở I. Mở bài: Xác định đúng luận đề: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người vợ nhặt, liên hệ với nhân vật Thị Nở để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn. Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩmVợ Nhặt và nhân vật người vợ nhặt. II. Thân bài: Triển khai luận đề 1. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người vợ nhặt Ẩn sau ngoại hình tàn tạ, nhếch nhác, hành động vô duyên là một người phụ nữ biết điều và rất ý tứ trong ứng xử, có lòng tự trọng đáng mến. + Thị hiểu, cảm thông và chấp nhận hoàn cảnh gia đình của Tràng thông qua các chi tiết: “Thị nén tiếng thở dài” khi nhìn thấy cảnh nhà rách rưới của Tràng; trong bữa ăn khi đón lấy bát cháo từ tay mẹ chồng “Thị điềm nhiên và vào miệng”. + Thị là người mang đến những tin tức mới như chuyện người đói phá kho thóc Nhật, họ không đóng thuế nữa Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn là một người phụ nữ biết lo toan, một người vợ hiền hậu, một người con dâu thảo hiền, có lòng nhân hậu đáng trân trọng. + Từ ngày theo Tràng về, Thị mất đi sự đanh đá, chỏng lỏn như trước kia. Thị đã thẹn thùng, ý tứ, lễ phép: “Thị ngượng ngịu, chân nọ bước díu cả chân kia”, “ngồi mớm xuống mép giường”, “Thị cất tiếng chào lần nữa: U đã về ạ” + Sáng hôm sau về nhà chồng, Thị trở thành người vợ đảm đang cùng mẹ chồng thu dọn nhà cửa, nấu cơm cho cả gia đình: “vợ hắn quét lại cái sân”, “người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp”. Dù bên bờ vực của cái chết, người phụ nữ ấy vẫn hướng về sự sống, khát khao sống và khát khao hạnh phúc. + Chỉ vài ba câu bông đùa, bữa ăn ở chợ, Thị đã về làm vợ Tràng. Điều ấy cho thấy Thị không muốn buông xuôi số mình cho cuộc đời, Thị cố gắng bám lấy, tầm gửi đời mình vào một người khác. + Nhờ lòng ham sống mà Thị .