Nghị luận văn học: Mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương

Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Để sáng tạo, người nghệ sĩ phải có tài năng và tâm huyết. Bàn về văn chương nói riêng, cũng như nghệ thuật nói chung, xưa nay có rất nhiều ý kiến. Có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, lại có người cho rằng “Văn chương trước hết phải là văn chương” Hiểu như thế nào về những ý kiến đó là điều không dễ dàng. | Nghị luận văn học: Mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương Đề bài: Nghị luận văn học: Mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương Bài làm Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo. Để sáng tạo, người nghệ sĩ phải có tài năng và tâm huyết. Bàn về văn chương nói riêng, cũng như nghệ thuật nói chung, xưa nay có rất nhiều ý kiến. Có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, lại có người cho rằng “Văn chương trước hết phải là văn chương” Hiểu như thế nào về những ý kiến đó là điều không dễ dàng. Biết bao người đã nói đến cái “tâm” trong quá trình sáng tạo văn chương, nghệ thuật của người nghệ sĩ. Tâm hồn, tấm lòng của người nghệ sĩ là hết sức quan trọng. Có người khẳng định rằng cái “tâm” ấy là yếu tố trước hết của nghệ thuật, là điều không thể thiếu trong tác phẩm của nghệ sĩ. Trong văn chương, quả thực chữ tâm chiếm một vai trò rất lớn. Đó là điều không ai có thể phủ nhận được. Nhưng tất nhiên, không thể đưa nó lên vị trí độc tôn mà xoá nhoà hết các yếu tố khác. Dù cái tâm có cao đến đâu, tấm lòng có rộng mở đến chừng nào cũng không thể quên cái tâm của người nghệ sĩ. Không có tài năng, không thể gọi đó là văn chương. Phải có cả hai điều ấy, anh mới sáng tạo nên một tác phẩm có giá trị. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” là đề cao chữ tâm nhưng vẫn khẳng định vị trí tài năng, khẳng định cái thiên phú của người cầm bút. Có thể nói ý kiến này đã bao quát cả quá trình sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, đặt ra yêu cầu lớn đối với nghệ sĩ. Phải kết hợp giữa tài năng đi tâm huyết của mình. Nhưng khi đề cao cái tâm,ta cần lưu ý đến quan niệm “Văn chương trước hết phải là văn chương”. Điều ấy liệu có đối lập với “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” của Nguyễn Du .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.