Lòng nhân ái tưởng chừng như là điều đơn giản và luôn thường trực trong mỗi chúng ta. Nhưng ta đâu biết, cuộc sống ngày càng phát triển, con người đã dần quên mất bản chất thật sự của lòng nhân ái là gì. Theo từ điển, lòng nhân ái chính là vẻ đẹp về nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, nó có thể gắn bó, kết nối đưa mọi người đến gần nhau hơn. Lòng nhân ái còn là tình cảm xuất phát từ trái tim, là cho đi không cần nhận lại. Hay đơn giản chỉ là sự thấu hiểu, cảm thông và hành động chia sẻ. | Nghị luận về Lòng nhân ái trong cuộc sống qua câu chuyện Người ăn xin Đề bài: Nghị luận về Lòng nhân ái trong cuộc sống qua câu chuyện Người ăn xin Bài làm Dàn Ý: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận lòng nhân ái. 2. Thân bài Kể ngắn gọn câu chuyện "Người ăn xin" Giải thích: lòng nhân ái là gì? + Vẻ đẹp về nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, nó có thể gắn bó, kết nối đưa mọi người đến gần nhau hơn. (theo từ điển) + Tình cảm xuất phát từ trái tim, là cho đi không cần nhận lại. + Đơn giản là những hành động sẻ chia và thấu hiểu. Lòng nhân ái trong câu chuyện "Người ăn xin." Bàn luận, mở rộng, liên hệ: + Tại sao phải có lòng nhân ái giữa con người với con người? +Xã hội ngày nay phát triển, con người dần đánh mất đi sự chia sẻ, thấu hiểu, tình cảm yêu thương. + Dẫn chứng cụ thể. + Giới trẻ + Bản thân Kết luận: Từ câu chuyện "Người ăn xin" ta có thể rút ra một thông điệp "lòng nhân ái đôi khi đơn giản chỉ là sự thấu hiểu và sẻ chia bằng một hành động chân thành từ trái tim" 3. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động. BÀI MẪU Tôi đã từng đọc được một câu chuyện có tên "Người ăn xin" và muốn được trích dẫn để các bạn cùng đọc: "Người ăn xin Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không cả khăn tay, không có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả! Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốcghênhép)" Hình ảnh ông lão lấy tay nắm chặt lấy tay người thanh niên làm tôi day dứt mãi, bất chợt .