Năm 1954, Lê Anh Xuân tập kết ra miền Bắc. Cuối năm 1964, anh trở lại miền Nam, trở lại Bến Tre quê nội, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Xa cách quê nội, đã “Mười một năm rồi ta nhớ, ta thương” Với 58 câu tự do, tác giả nói lên niềm xúc động và tự hào vẻ quê nội Bên Tre thân yêu của mình. | Phân tích bài thơ “Trở về quê nội” của Lê Anh Xuân Đề bài: Phân tích bài thơ “Trở về quê nội” của Lê Anh Xuân Bài làm Lê Anh Xuân (19401968) là nhà thơ miền Nam thuộc thế hệ thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Anh đã ngã xuống trên chiến trường Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. “Tiếng gà gáy”, “Hoa dừa”, “Trường ca Nguyễn Văn Trỗi” là ba tập thơ của Lê Anh Xuân gửi lại cho đất nước quê hương. Năm 1954, Lê Anh Xuân tập kết ra miền Bắc. Cuối năm 1964, anh trở lại miền Nam, trở lại Bến Tre quê nội, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Xa cách quê nội, đã “Mười một năm rồi ta nhớ, ta thương” Với 58 câu tự do, tác giả nói lên niềm xúc động và tự hào vẻ quê nội Bên Tre thân yêu của mình. Mở đầu là tiếng gọi quê hương cất lên thiết tha; giọng thơ tâm tình đằm thắm, lay động: “Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại”. Gặp lại quê hương, nhìn bóng dừa xanh biếc thân thuộc, đứa con bồi hồi xúc động. “Có ngờ đâu”. vì niềm xúc động gặp lại quê cha đất mẹ thật quá lớn, như trong mơ. Nhà thơ tự hào vì trong bom đạn của giặc Mỹ, tuy có nhiều mất mát đau thương, nhưng quê hương “vẫn còn”, vẫn hiên ngang trong “dáng đứng Bến Tre” anh hùng: “Quê hương ta tất cả vẫn còn đây Dù người thân đã ngã xuống đất này” Cảm xúc chất chứa trong lòng bấy nay như tràn ra câu chữ, vần thơ. Sau bao năm dài xa cách, nay gặp lại quê hương, đứa con vô cùng xúc động: “ta gặp lại”, “ta yêu biết mấy”,“ta nhìn”, “ta ngắm”, “ta say”, “ta run run lắm. ”, “ta thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng”. Chữ “ta” được điệp lại nhiều lần, liên kết với hàng loạt động từ vị ngữ (gặp lại, yêu, nhìn, ngắm, say. )đã cực tả niềm xúc động lớn lao, mãnh liệt dâng lên trong lòng của đứa con đi xa, nay được trở về gặp lại quê hương. Thương nhớ, xúc động, tự hào dâng lên dào dạt tưởng như tát mãi không bao giờ vơi: .