“Con sông Đuống rõ ràng là một nhân vật - vì nó là một nhân vật nó mới có thể nằm nghiêng được. Cái thế nằm nghiêng nghiêng ấy không phải do tôi nghĩ ra, cũng là tự nhiên khi cảm xúc trào ra, cứ thế tôi viết” (Hoàng Cầm). Đó không chỉ là dòng Thiên Đức có thật mà còn là con sông tượng trưng, là ranh giới hiện hữu cho sự ngăn cách giữa bên này và bên kia, giữa tự do và mất tự do, giữa hiện thực và khát vọng. Tất cả những gì đẹp nhất, thân yêu, quý giá nhất, tất cả tình yêu, ước mơ, khát vọng của nhà thơ đều ở bên kia sông Đuống, và dù nỗ lực vươn tới, dù khao khát trở lại quê hương, nhà thơ cũng không sao tới được. | Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm Đề bài: Phân tích hình tượng dòng sông trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầ m Bài làm Ngay từ nhan đề bài thơ người đọc đã bắt gặp dòng sông Đuống. Dòng sông trở thành một hình tượng nghệ thuật có vai trò quan trọng với câu từ của tác phẩm. “Con sông Đuống rõ ràng là một nhân vật vì nó là một nhân vật nó mới có thể nằm nghiêng được. Cái thế nằm nghiêng nghiêng ấy không phải do tôi nghĩ ra, cũng là tự nhiên khi cảm xúc trào ra, cứ thế tôi viết” (Hoàng Cầm). Đó không chỉ là dòng Thiên Đức có thật mà còn là con sông tượng trưng, là ranh giới hiện hữu cho sự ngăn cách giữa bên này và bên kia, giữa tự do và mất tự do, giữa hiện thực và khát vọng. Tất cả những gì đẹp nhất, thân yêu, quý giá nhất, tất cả tình yêu, ước mơ, khát vọng của nhà thơ đều ở bên kia sông Đuống, và dù nỗ lực vươn tới, dù khao khát trở lại quê hương, nhà thơ cũng không sao tới được. Không chỉ là ranh giới về không gian, con sông ấy là ranh giới của thời gian, con sông ấy đã trầm tích vào trong mình tất cả chiều sâu của lịch sử, cả “ngày xưa” và cả hôm nay. Con sông ấy như một chứng nhân lịch sử đã chứng kiến cả truyền thống và hiện đại, cả quá khứ và tương lai của quê hương Kinh Bắc. Lấy con sông Đuống làm ranh giới, Hoàng Cầm muốn làm bật lên thế đối lập, tương phản giữa bên này và bên kia, quá khứ và hiện tại. Không phải ngẫu nhiên mà trong bài thơ này cái điệp khúc “bên này”, “bên kia”, “đi đâu về đâu”, “tan tác về đâu”. và cả những ấn tượng thời gian hiện tại “từ ngày khủng khiếp”, “bây giờ”, “nay người ở đâu”.cứ trở đi trở lại, hòa quyện vào nhau, đầy xót xa, day dứt. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong bài thơ có sự trộn lẫn giữa những chi tiết về hiện thực đau đớn tan tác với những chi tiết về quá khứ yên bình hạnh phúc, giữa niềm vui truyền thống với niềm bơ vơ trong hiện tại: Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã