Lịch sử dân tộc là một dòng chảy liên tục giữa các thế hệ, các giai đoạn theo quy luật kế thừa – phát triển. Từ hình thái nhà nước phong kiến đến hình thái nhà nước xã hội chủ nghĩa là quá trình vận động phát triển không ngừng và luôn luôn thay đổi về chất. Tuy nhiên, có nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn được trân trọng giữ gìn. Không biết tự bao giờ, vai trò của kẻ sĩ đã luôn được đề cao và tôn vinh, dù lịch sử luôn đổi thay với nhiều biến cố, thăng trầm. Điểu này có nghĩa kẻ sĩ – trí thức là thành phần quan trọng của xã hội, góp phần làm nên giá trị văn hóa, văn minh cho cộng đồng, quốc gia. Vì thế xem xét vai trò, đặc điểm của mối quan hệ kế thừa – phát triển giữa con người “kẻ sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống là một việc làm cần thiết, giúp các – “kẻ sĩ hiện đại” – có một cái nhìn khách quan hơn về giá trị của mình. | Phân tích mối quan hệ kế thừa – phát triển giữa con người “kẻ sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống Đề bài: Phân tích mối quan hệ kế thừa – phát triển giữa con người “kẻ sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống Bài làm Lịch sử dân tộc là một dòng chảy liên tục giữa các thế hệ, các giai đoạn theo quy luật kế thừa – phát triển. Từ hình thái nhà nước phong kiến đến hình thái nhà nước xã hội chủ nghĩa là quá trình vận động phát triển không ngừng và luôn luôn thay đổi về chất. Tuy nhiên, có nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn được trân trọng giữ gìn. Không biết tự bao giờ, vai trò của kẻ sĩ đã luôn được đề cao và tôn vinh, dù lịch sử luôn đổi thay với nhiều biến cố, thăng trầm. Điểu này có nghĩa kẻ sĩ – trí thức là thành phần quan trọng của xã hội, góp phần làm nên giá trị văn hóa, văn minh cho cộng đồng, quốc gia. Vì thế xem xét vai trò, đặc điểm của mối quan hệ kế thừa – phát triển giữa con người “kẻ sĩ hiện đại” với con người Nho sĩ truyền thống là một việc làm cần thiết, giúp các – “kẻ sĩ hiện đại” – có một cái nhìn khách quan hơn về giá trị của mình. “Nho sĩ truyền thống” và “kẻ sĩ hiện đại” được dùng để chỉ đối tượng trí thức trong xã hội ở những thời đại lịch sử khác nhau. “Nho sĩ” là cách gọi tầng lớp trí thức sống trong chế độ phong kiến, chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến. Mọi giá trị làm nên bản sắc của Nho sĩ được gói trọn trong ba khái niệm: tu thân, xử thế và chữ nhân. “Kẻ sĩ hiện đại” là tầng lớp trí thức của xã hội Việt Nam thời hiện đại. Như chúng ta đã biết, nhà nước phong kiến sở dĩ duy trì được lâu dài trong lịch sử là vì các triều đình đã tạo dựng uy quyền trên nền tảng của hai yếu tố: đó là kỉ cương nghiêm ngặt và sự trọng dụng hiền tài. Trong nhiều thế kỉ, hệ thống tư tưởng, luân lý phong kiến dựa trên cơ sở tư tưởng của Nho giáo đã thấm nhuần rất sâu vào đời sống tinh thần người Việt. Trong chế độ .