Nếu như Quang Dũng nhớ nhung đoàn quân Tây Tiến của mình thì Nguyễn Thi lại dựng lên một hình ảnh của những người dân Nam Bộ đấu tranh kiên cường trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài nội dung của bài văn thì các độc giả còn ấn tượng với nghệ thuật trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”. | Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Đề bài: Phân Tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Bài Làm Nếu như Quang Dũng nhớ nhung đoàn quân Tây Tiến của mình thì Nguyễn Đình Thi lại dựng lên một hình ảnh của những người dân Nam Bộ đấu tranh kiên cường trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài nội dung của bài văn thì các độc giả còn ấn tượng với nghệ thuật trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”. Tính nghệ thuật thứ nhất được nhắc tới đầu tiên trong truyện ngắn này đó là nghệ thuật trần thuật, tình huống truyện đơn giản nhưng lại mang tới một sức hấp dẫn cho người đọc. Điểm nhìn trần thuật được kể theo dòng hồi tưởng đứt nối của Việt – một chiến sĩ bị trọng thương theo phương thức kể thứ 3. Người kể chuyện dấu mình để nhường lại ngòi bút cho nhân vật trong truyện, lối kể nửa trần thuật nửa trực tiếp luôn thu hút người đọc, dẫn dắt tốt từ đầu tới cuối câu truyện. Với hình thức trần thuật này càng tạo điều kiện cho tác giả nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện đồng thời thể hiện rõ tính cách của nhân vật. Do đó làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn sinh động hơn. Lần thứ hai Việt tỉnh dậy trời lất phất mưa,tiếng ếch kêu ran khiến cho Việt nhớ tới chuyện bắt ếch, chú Năm và cả cuốn sổ gia đình. Lần thứ ba tỉnh dậy, cậu đã nhận ra đó là ban ngày bởi đã ngửi được mùi nắng và tiếng chim cu rừng. Lần thứ tư tỉnh dậy, Việt nghe thấy tiếng súng thì Việt lại sợ con ma cụt đầu và nhớ về chuyện hai chị em đi lính. Cứ như thế câu chuyện của gia đình đã được Việt tái hiện lên như một thước phim quay chậm mà sâu đậm ở trong tâm trí của người đọc. Đối với chị Chiến, chị nói không muốn Việt đăng ký đi vì sợ còn nhỏ không chịu đựng .