Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu

Đối với Tố Hữu, "chuyện thơ (.) là chuyện đời", "Thơ không phải chỉ là văn chương mà chính là gan ruột"!) Đúng vậy, thơ Tố Hữu là sự phơi trải tâm tư của chính nhà thơ với cuộc đời. Toàn bộ tập thơ Từ ấy là tiếng lòng của một thanh niên khao khát lý tưởng, tự ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản, được chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng ấy. Tập thơ còn như một cuốn nhật ký tâm hồn, ghi lại tất cả những suy nghĩ, tâm tư của một người cộng sản trẻ tuổi lần đầu tiên đối mặt với gian khổ, chốn lao lúng. Tâm tư trong tù là một bài thơ như thế. | Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu Đề bài: Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu Bài làm Đối với Tố Hữu, "chuyện thơ (.) là chuyện đời", "Thơ không phải chỉ là văn chương mà chính là gan ruột"!) Đúng vậy, thơ Tố Hữu là sự phơi trải tâm tư của chính nhà thơ với cuộc đời. Toàn bộ tập thơ Từ ấy là tiếng lòng của một thanh niên khao khát lý tưởng, tự ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản, được chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng ấy. Tập thơ còn như một cuốn nhật ký tâm hồn, ghi lại tất cả những suy nghĩ, tâm tư của một người cộng sản trẻ tuổi lần đầu tiên đối mặt với gian khổ, chốn lao lúng. Tâm tư trong tù là một bài thơ như thế. Vào cuối tháng 4 năm 1939, trong một cuộc khủng bố của thực dân, lần đầu tiên Tố Hữu bị bắt và giam tại nhà lao Thừa phủ (Huế). Cũng như nhiều chiến sĩ cộng sản khác, Tố Hữu bắt đầu cho ra những bài thơ viết từ ngục tối, từ xiềng xích" gông cùm. Văn học cách mạng thời kỳ này rất nhiều thơ tù. Mỗi bài thơ là một bản quyết tâm thu, là những lời đầy tâm huyết, thể hiện bản lĩnh sắt đá và niềm tin bất diệt vào ngày mai tươi sáng. Bản thân nhà thơ Tố Hữu, từ khi bước chân vào cuộc đời hoạt động cách mạng cũng đã thấu hiểu hết nỗi nguy nan vất vả: Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu Dấn thân vô là phải chịu tù đày Là gươm kề tận cổ, súng kề tai Là thân sống chỉ coi còn một nửa Dẫu biết thế, dẫu đinh ninh là thế, nhưng khi đã rơi vào ngục thất, nhà thơ vẫn không tránh khỏi cảm giác bàng hoàng trước sự khác biệt giữa hai thế giới trong và ngoài cánh cửa nhà tù: Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia sung sướng biết bao nhiêu! Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều Len nhè nhẹ qua rào ô cửa nhỏ Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.