Mỗi người nghệ sĩ, tùy theo phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo và tư tưởng thẩm mĩ mà có những quan niệm riêng về văn chương. Có người cho rằng văn chương là thoát ly hay quên lãng, lại có nghệ sĩ muôn văn chương phải là “sự thực ở đời” phải là “những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao). Với Nguyễn Văn Siêu, “Văn chương [.] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. | Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương (.) có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên? Đề bài: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương (.) có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên Bài làm: Mỗi người nghệ sĩ, tùy theo phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo và tư tưởng thẩm mĩ mà có những quan niệm riêng về văn chương. Có người cho rằng văn chương là thoát ly hay quên lãng, lại có nghệ sĩ muôn văn chương phải là “sự thực ở đời” phải là “những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao). Với Nguyễn Văn Siêu, “Văn chương [.] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Nguyễn Văn Siêu đã bày tỏ quan niệm của mình về văn chương chân chính. Văn chương được ông chia làm hai loại. Loại văn chương "đáng thờ" là văn chương "chuyên chú ở con người", là văn chương “Nghệ thuật vị nhân sinh” hướng đến phục vụ cuộc sống con người. Loại văn chương "không đáng thờ" là loại văn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương", lo rèn câu đúc chữ, ở hình thức nghệ thuật, đó là “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Nguyễn Văn Siêu đã rất đúng đắn khi đặt ra một yêu cầu cho văn chương chân chính, đó phải là tiếng nói, hơi thở của cuộc sống đời thường, đưa ra nhiệm vụ phản ánh hiện thực cho văn chương. Yêu cầu này đòi hỏi ở nhà văn một sự tinh tế, nhạy cảm, thức nhọn các giác quan rất cao để có thể quân sự cuộc sống, nhập thân vào cuộc sống để khám phá, tìm tòi. Một tác phẩm .