Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ qua bài "Tây Tiến" của Quang Dũng

Cùng với các nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Chính Hữu. Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Hơn một năm trường chinh với Tây Tiến ở một địa bàn rừng núi đầy gian lao thiếu thốn, bệnh tật, hi sinh đã để lại trong lòng Quang Dũng những kỉ niệm sâu sắc. Một ngày cuối năm 1948, ngồi ở Phù Lưu Chanh, nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng đã viết bài thơ “Tây Tiến”. Dẫu ra đời trong những ngày đầu non nớt của nền thơ kháng chiến và cách mạng, “Tây Tiến” vẫn trở thành tác phẩm tuyệt diệu, kinh điển, tiêu biểu cho nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Một trong những yếu tố đưa tác phẩm lên tới đỉnh cao và giúp nó tồn tại mãi tới hôm nay đó là vẻ đẹp ngôn ngữ không thể phủ nhận mà nhà thơ đã khéo léo sử dụng. | Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ qua bài "Tây Tiến" của Quang Dũng Đề bài: Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ qua bài Tây Tiến của Quang Dũng Bài làm Cùng với các nhà thơ như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Chính Hữu. Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Hơn một năm trường chinh với Tây Tiến ở một địa bàn rừng núi đầy gian lao thiếu thốn, bệnh tật, hi sinh đã để lại trong lòng Quang Dũng những kỉ niệm sâu sắc. Một ngày cuối năm 1948, ngồi ở Phù Lưu Chanh, nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng đã viết bài thơ “Tây Tiến”. Dẫu ra đời trong những ngày đầu non nớt của nền thơ kháng chiến và cách mạng, “Tây Tiến” vẫn trở thành tác phẩm tuyệt diệu, kinh điển, tiêu biểu cho nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Một trong những yếu tố đưa tác phẩm lên tới đỉnh cao và giúp nó tồn tại mãi tới hôm nay đó là vẻ đẹp ngôn ngữ không thể phủ nhận mà nhà thơ đã khéo léo sử dụng. Đối với một tác phẩm văn học, ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng. Với một dung lượng ngôn ngữ hạn chế nhất trong các loại tác phẩm văn học, có thể nói từ ngữ trong tác phẩm thơ ca được sử dụng hết sức tiết kiệm, được “đúc lại như huân chương” như một nhà thơ từng nói, hoặc nói như Pautôpxki: “những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến cạn cùng, đã mất sạch tính chất hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và toả hương”. (Bông Hồng Vàng). Hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ khi sáng tác, Quang Dũng đã có được những thành công nhất định khi thế hiện tiếng nói của tình cảm, của trái tim. Ngôn ngữ của bài thơ “Tây Tiến” là ngôn ngữ mang vẻ đẹp của màu sắc cổ điển và lãng mạn. Quang Dũng chịu ảnh hưởng sâu đậm nhạc điệu của thơ cổ điển. Có thể nói, thơ Quang Dũng, hiện thực là hiện thực kháng chiến (chống Pháp) được phô diễn bằng một .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.