Té ngã tại bệnh viện là một trong những sự cố sai sót nghiêm trọng, làm phát sinh chi phí điều trị, gánh nặng cho gia đình và xã hội, các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa không mong muốn cũng là nạn nhân trước những áp lực của dư luận xã hội, chịu trách nhiệm với pháp luật khi rủi ro nghề nghiệp xảy ra. Té ngã có thể phòng ngừa được, can thiệp nâng cao kỹ năng quản lý an toàn té ngã cho điều dưỡng trong nhận định các yếu tố nguy cơ té ngã là bước đầu tiên quan trọng, qua việc sử dụng một thanh công cụ uy tín đã được chứng minh thực tiễn lâm sàng nhằm xác định những người bệnh cần theo dõi và kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể, tránh dẫn đến hậu quả nặng nề và hệ lụy sau té ngã. Bài viết đánh giá hiệu quả của chương trình huấn luyện kỹ năng thực hành cho điều dưỡng sử dụng thanh công cụ dự đoán té ngã trên người bệnh nội trú. | Hiệu quả huấn luyện sử dụng công cụ đánh giá té ngã Johns Hopkins cho điều dưỡng lâm sàng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TÉ NGÃ JOHNS HOPKINS CHO ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG Nguyễn Thị Hương*, Nguyễn Văn Thắng**, Elizabeth Esterl*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Té ngã tại bệnh viện là một trong những sự cố sai sót nghiêm trọng, làm phát sinh chi phí điều trị, gánh nặng cho gia đình và xã hội, các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa không mong muốn cũng là nạn nhân trước những áp lực của dư luận xã hội, chịu trách nhiệm với pháp luật khi rủi ro nghề nghiệp xảy ra. Té ngã có thể phòng ngừa được, can thiệp nâng cao kỹ năng quản lý an toàn té ngã cho điều dưỡng trong nhận định các yếu tố nguy cơ té ngã là bước đầu tiên quan trọng, qua việc sử dụng một thanh công cụ uy tín đã được chứng minh thực tiễn lâm sàng nhằm xác định những người bệnh cần theo dõi và kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể, tránh dẫn đến hậu quả nặng nề và hệ lụy sau té ngã. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của chương trình huấn luyện kỹ năng thực hành cho điều dưỡng sử dụng thanh công cụ dự đoán té ngã trên người bệnh nội trú. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bán thực nghiệm trên 50 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh tại bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2019. Tất cả điều dưỡng (ĐD) được đánh giá kỹ năng sử dụng thanh công cụ tại thời điểm: trước huấn luyện, ngay sau huấn luyện, 2 tuần và sau 1 tháng, bên cạnh đó sẽ đánh giá thái độ về sử dụng JHFRAT ngay khi huấn luyện và sau 1 tháng. Kết quả: Có 50 ĐD được đưa vào nghiên cứu, kỹ năng thực hành sử dụng đúng thanh công cụ chung thông qua đánh giá điểm trung bình ở thang điểm 8 của JHFRAT tăng lên từ 4,58 (điểm) lên 6,92 (điểm), nghĩa là tăng từ 57,2% lên 86,5%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của chương trình huấn luyện trong việc nâng cao kỹ năng thực hành sử dụng JHFRAT của ĐD .