Xác định tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 320 phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tất cả đối tượng thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được chọn và được phỏng vấn dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn. Nghiên cứu sử dụng thang đo EPDS để xác định đối tượng có trầm cảm sau sinh (EPDS ≥ 13 điểm), thang đo MOS – SSS để tính điểm hỗ trợ xã hội. Và sử dụng phép kiểm chi bình phương hoặc kiểm định Fisher để xác định mối liên quan giữa TCSS với các yếu tố liên quan và lượng giá mối liên quan này bằng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy 95%. | Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 36-41 TRẦM CẢM SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ SAU SINH TRONG VÒNG 6 THÁNG TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Hoài Thảo Tâm*, Huỳnh Ngọc Vân Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Theo ước tính toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 13% phụ nữ sau sinh bị rối loạn tâm thần chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển con số này còn cao hơn lên tới 19,8%. Trầm cảm sau sinh (TCSS) gây ra khuyết tật lớn cho phụ nữ và có liên quan đến các rủi ro đáng kể về hành vi, cảm xúc và nhận thức ở trẻ em, cản trở việc tự chăm sóc và nuôi dạy con cái. Vì những tác hại trên, có nhu cầu rất lớn cho việc tiếp tục nghiên cứu về tất cả các khía cạnh của trầm cảm sau sinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 320 phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tất cả đối tượng thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được chọn và được phỏng vấn dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn. Nghiên cứu sử dụng thang đo EPDS để xác định đối tượng có trầm cảm sau sinh (EPDS ≥ 13 điểm), thang đo MOS – SSS để tính điểm hỗ trợ xã hội. Và sử dụng phép kiểm chi bình phương hoặc kiểm định Fisher để xác định mối liên quan giữa TCSS với các yếu tố liên quan và lượng giá mối liên quan này bằng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy 95%. Kết quả: Tỷ lệ TCSS là 18,1%, trong số đó thì có đến 48,3% có ý định tự tử. Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 28 ± 5,7. Trong 320 người tham gia, đa số phụ nữ làm công nhân và có ½ phụ nữ sau sinh có học vấn từ cấp 3 trở lên. Nghiên cứu tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa TCSS với 6 đặc điểm như: sức khỏe lúc mang thai, hình .