Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn dầu khí quốc gia ở Việt Nam

Luận án "Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn dầu khí quốc gia ở Việt Nam" đã góp phần hệ thống hóa, bổ sung thêm những vấn đề lý luận chung về mô hình hoạt động của các TĐKT nhà nước nói chung và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam nói riêng. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn dầu khí quốc gia ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NCS. TRẦN QUỐC VIỆT NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Đức Thành; 2. TS. Nguyễn Xuân Thắng. Phản biện 1: TS. Nguyễn Duy Lạc Phản biện 2: TS. Lê Việt Trung Phản biện 3: TS. Đinh Văn Sơn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại , vào hồi giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia Hà Nội hoặc thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ đòi hỏi khách quan của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) đã được hình thành từ các nước tư bản phát triển ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong quá trình cạnh tranh về kinh tế, các quốc gia ngày càng nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò quan trọng của các TĐKT với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Từ đó mỗi quốc gia đều hướng tới xây dựng một số TĐKT dựa vào thế mạnh của mình, nhằm tăng cường sự hợp tác và liên minh giữa các doanh nghiệp tạo thành sức mạnh tổng hợp, nắm giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế; là công cụ vật chất chủ yếu để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô; là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; là đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Ở Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo, nhất là từ khi là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO – năm 2006) và tiếp theo là nhiều tổ chức thương mại lớn khác trong khu vực .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    63    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.