Đề tài này được thực hiện trên cơ sở thành lập các danh mục động đất mới và thống nhất (danh mục động đất độc lập và danh mục các nhóm tiền chấn(TC), dư chấn (DC) của các trận động đất mạnh). Danh mục các trận động đất độc lập sẽ được dùng để nghiên cứu đặc điểm hoạt động động đất và đánh giá độ lớn động đất cực đại khu vực Biển Đông bằng phương pháp GEV nhằm kiểm tra và so sánh các kết quả đánh giá Mmax cũng như đánh giá tính khả thi của phương pháp này. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa vật lý: Đặc điểm hoạt động động đất ở khu vực Biển Đông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT VŨ THỊ HOÃN ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT KHU VỰC BIỂN ĐÔNG Ngành: Kỹ thuật Địa vật lý Mã số: 9520502 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA VẬT LÝ Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa vật lý, Khoa Dầu khí, Trƣờng Đại học Mỏ-Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. TSKH. Ngô Thị Lƣ Viện Vật lý Địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2. PGS. TS. Phan Thiên Hƣơng Trường Đại học Mỏ - Địa chất Phản biện 1: . Mai Thanh Tân Hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý. Phản biện 2: . Phan Trọng Trịnh Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phản biện 3: TS. Hoàng Văn Vƣợng Viện Địa chất và Địa vật lý biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Khu vực Biển Đông là vùng chuyển tiếp giữa mảng biển Philippine ở phía đông, mảng Âu-Á ở phía tây và mảng Australia ở phía đông nam. Sự dịch chuyển của các mảng này với vận tốc khác nhau làm cho khu vực Biển Đông luôn có nguy cơ động đất và sóng thần cao. Nhìn chung, các nghiên cứu về hoạt động động đất khu vực Biển Đông đều chỉ ra rằng khu vực này tiềm ẩn khả năng phát sinh động đất mạnh. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều hoặc còn sử dụng cả số liệu lịch sử và số liệu máy với chu kỳ số liệu không đủ dài, hoặc sử dụng số liệu địa chấn từ các nguồn khác nhau mà chưa có sự thống nhất độ lớn động đất về một thang duy nhất. Để cảnh báo nguy hiểm động đất, sóng thần thì việc tối quan trọng là nghiên cứu đánh giá độ lớn động đất cực đại (Mmax). Nghiên cứu đánh giá Mmax được tiến .