Đặc điểm giải phẫu thích nghi một số loài thực vật thân gỗ trên vùng đất cát nội đồng ngập nước huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

Đặc điểm của các loài thực vật thân gỗ vùng ĐCNĐ ngập nước được thể hiện qua hình thái và cấu tạo của các cơ quan sinh dưỡng phù hợp với môi trường sống điển hình. Lá mang đặc tính của thực vật ưa sáng như có tầng cutin dày, lỗ khí nằm sâu bên trong bề mặt lá, mô dậu phát triển, hệ thống gân lá phát triển, các vòng mô cứng bao quanh bó mạch giúp lá vững chắc chống lại các tác động cơ học của môi trường bên ngoài. | Đặc điểm giải phẫu thích nghi một số loài thực vật thân gỗ trên vùng đất cát nội đồng ngập nước huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU THÍCH NGHI MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT THÂN GỖ TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG NGẬP NƯỚC HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRƯƠNG THỊ HIẾU THẢO, TRẦN THỊ ÁNH DIỆP Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Đặc điểm của các loài thực vật thân gỗ vùng ĐCNĐ ngập nước được thể hiện qua hình thái và cấu tạo của các cơ quan sinh dưỡng phù hợp với môi trường sống điển hình. Lá mang đặc tính của thực vật ưa sáng như có tầng cutin dày, lỗ khí nằm sâu bên trong bề mặt lá, mô dậu phát triển, hệ thống gân lá phát triển, các vòng mô cứng bao quanh bó mạch giúp lá vững chắc chống lại các tác động cơ học của môi trường bên ngoài. Thân và rễ thích nghi bằng cách hình thành lớp bần dày cách nhiệt vào mùa hạn, hạn chế nước vào mùa mưa. Số lượng mạch không nhiều, dao động từ 91 – 153 mạch/mm2, với kích thước lòng mạch từ 27 - 72 m đối với thân; và từ 68 – 101 mạch/mm2 với kích thước lòng mạch từ 41- 65 m đối với rễ. Những loài sống ở vùng đầm lầy than bùn, thì số lượng mạch ít hơn, nhưng kích thước lòng mạch lại lớn hơn so với các loài ở vùng cát trũng bán ngập nước. Kết quả nghiên cứu là những dữ liệu khoa học thiết thực về thực vật vùng đất cát, góp phần cung cấp những kiến thức chuyên ngành cho việc nghiên cứu đa dạng sinh học và phục hồi hệ sinh thái đất cát. Từ khoá: Đất cát nội đồng ngập nước, đặc điểm thích nghi, thực vật thân gỗ, huyện Phong Điền. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi có diện tích đất cát nội đồng (ĐCNĐ) lớn nhất của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với ha chiếm gần 50% tổng diện tích ĐCNĐ của toàn Tỉnh [6]. ĐCNĐ được xem là vùng đất nghèo dinh dưỡng, với thành phần cơ giới chủ yếu là cát. Năm 2004, nghiên cứu của Hồ Chín [1] đã phát hiện ra một lớp “đất kè” nằm ngay bên dưới lớp đất cát. Sự xuất hiện nông hay sâu của

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.