Tình trạng kháng thuốc kháng sinh và sự gia tăng quá mức các gốc tự do trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính và thoái hóa đang là vấn đề được quan tâm trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Việc cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên và tìm ra các dược liệu mới có hoạt tính kháng sinh, kháng ung thư, an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng là cần thiết. | Khảo sát thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của cao chiết hạt trâm mốc (Syzygium Cumini (L.) Skeels) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CAO CHIẾT HẠT TRÂM MỐC (SYZYGIUM CUMINI (L.) SKEELS) Lý Hải Triều*, Nguyễn Lê Tuyên*, Lâm Bích Thảo*, Nguyễn Hoàng Dũng**,Phùng Thị Thu Hường**, Nguyễn Thái Biềng***, Lê Văn Minh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tình trạng kháng thuốc kháng sinh và sự gia tăng quá mức các gốc tự do trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính và thoái hóa đang là vấn đề được quan tâm trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Việc cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên và tìm ra các dược liệu mới có hoạt tính kháng sinh, kháng ung thư, an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng là cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát thành phần hóa thực vật và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa và kháng ung thư của chiết xuất từ hạt Trâm mốc, đáp ứng nhu cầu tìm nguồn dược liệu mới. Phương pháp: Bột hạt Trâm mốc được chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt và chiết lỏng-lỏng thu cao chiết toàn phần và các cao phân đoạn. Hàm lượng flavonoid toàn phần được xác định bằng phương pháp UV-Vis theo chuẩn quercetin. Khả năng kháng khuẩn được xác định bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch, hoạt tính kháng oxy hóa bằng thực nghiệm đánh bắt gốc tự do DPPH và kháng ung thư bằng thực nghiệm MTT. Kết quả: Hạt Trâm mốc có chứa các nhóm alkaloid, flavonoid, tannin, triterpenoid, saponin, coumarin, anthraquinon, chất béo, tinh dầu, các acid hữu cơ và chất khử. Hàm lượng flavonoid đã trừ ẩm trong mẫu nguyên liệu đạt 0,084% và trong mẫu cao chiết đạt 0,201%. Cao chiết ethanol, cao ethyl acetat, cao n-butanol và cao nước có khả năng kháng đối với hai dòng vi khuẩn Escherichia coli và Staphylococcus aureus. Các cao chiết từ hạt trâm mốc đều thể hiện hoạt tính đánh bắt gốc tự do DPPH, trong đó IC50 của cao diethyl ether (3,85 µg/ml) và cao ethyl .