Xây dựng và phát triển quan hệ đối tác công - tư trong giáo dục đại học

Bài viết này muốn thay tư duy truyền thống trong xã hội hóa giáo dục bằng tư duy quan hệ đối tác công-tư (PPP) mà quan điểm cơ bản của nó là công nhận khu vực tư là đối tác bình đẳng của khu vực công trong phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. | Xây dựng và phát triển quan hệ đối tác công - tư trong giáo dục đại học NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2019, Vol. 11, No. 8, pp. 1-10 This paper is available online at XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Phạm Đỗ Nhật Tiến1 Tóm tắt. Mặc dù giáo dục đại học tư thục luôn được khuyến khích phát triển trong chủ trương xã hội hóa giáo dục nước ta, nhưng tư duy phân biệt công lập-tư thục, từ các nhà hoạch định chính sách đến người dân, đã là rào cản lớn trong xây dựng thể chế cũng như tổ chức thực hiện cho sự phát triển vững bền của giáo dục đại học tư thục. Bài viết này muốn thay tư duy truyền thống trong xã hội hóa giáo dục bằng tư duy quan hệ đối tác công-tư (PPP) mà quan điểm cơ bản của nó là công nhận khu vực tư là đối tác bình đẳng của khu vực công trong phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Từ khóa: Giáo dục đại học tư thục; xã hội hóa giáo dục; quan hệ đối tác công-tư; thị trường giáo dục; giáo dục vì lợi nhuận. 1. Đặt vấn đề Sự phát triển của giáo dục đại học tư thục nước ta nằm trong chủ trương chung về xã hội hóa giáo dục. Có thể nói, tư duy giáo dục cũng như hệ thống pháp lý đối với vấn đề xã hội hóa giáo dục đã được bổ sung và phát triển không ngừng trong hơn 30 năm đổi mới giáo dục vừa qua. Sự vận động của tư duy giáo dục cho đến cuối những năm 1990 tuân theo nguyên tắc là đẩy mạnh xã hội hóa, nhưng không để cơ chế thị trường thâm nhập vào giáo dục, bảo đảm giáo dục là một lợi ích công, “cấm mọi hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục” (Luật Giáo dục 1998). Tư duy giáo dục này có sự thay đổi vào năm 2000 khi Chính phủ ban hành nghị định 06/2000/NĐ-CP. Đó là văn bản pháp lý mở đường cho các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động vì mục đích lợi nhuận tại Việt Nam. Tiếp đó với việc chấp nhận cơ chế lợi nhuận cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập của Việt Nam theo tinh thần nghị

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.