Chu trình mưa ngày đêm và sự biến động của nó trên khu vực Tây Nguyên

Nghiên cứu này tập trung mô tả sự biến động ngày đêm của lượng mưa theo các mùa trong năm, nhằm xác định rõ hơn quy luật mưa trên khu vực Tây Nguyên. Khu vực nghiên cứu được phân thành các vùng điều kiện địa lý khác nhau, số liệu được sử dụng trong là các chuỗi số liệu mưa giờ từ 1980-2017. | Chu trình mưa ngày đêm và sự biến động của nó trên khu vực Tây Nguyên BÀI BÁO KHOA HỌC CHU TRÌNH MƯA NGÀY ĐÊM VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ TRÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN Nguyễn Văn Huấn1 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung mô tả sự biến động ngày đêm của lượng mưa theo các mùa trong năm, nhằm xác định rõ hơn quy luật mưa trên khu vực Tây Nguyên. Khu vực nghiên cứu được phân thành các vùng điều kiện địa lý khác nhau, số liệu được sử dụng trong là các chuỗi số liệu mưa giờ từ 1980-2017. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp thống kê khí hậu. Kết quả nhận được cho thấy phân bố mưa theo thời gian trong năm có sự khác biệt khá rõ theo các vùng địa lý, khu vực phía Bắc, vùng trung tâm và phía Nam Tây Nguyên lượng mưa lớn nhất trong năm tập trung vào tháng 8, tháng 9; trong khi các tỉnh thuộc phía Đông Tây Nguyên đỉnh mưa năm lại lùi về tháng 10, tháng 11. Diễn biến mưa trong ngày ở khu vực phía Bắc và phía Đông thể hiện mưa tập trung nhiều vào khoảng từ 15 - 19 giờ, cao nhất vào 17 giờ trong ngày; vùng Nam Tây Nguyên mưa sớm hơn so với những vùng khác, cao nhất vào thời điểm 15 giờ trong ngày, từ sau 23 giờ đến 10 giờ sáng là thời điểm có lượng mưa thấp trong ngày trên toàn khu vực Tây Nguyên. Những kết quả này có thể được dùng trong nghiên cứu về sự biến đổi một ngày đêm của lượng mưa ở Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng. Từ khóa: Chu trình mưa ngày đêm, mưa giờ, khu vực Tây Nguyên. Ban Biên tập nhận bài: 05/01/2019 Ngày phản biện xong: 15/03/2019 Ngày đăng bài:25/04/2019 1. Đặt vấn đề hè tại khu vực trung đông Trung Quốc giữa sông Guixing Chan, và cộng sự (2008) [1], đã sử Dương Tử và thung lũng sông Hoàng Hà được dụng số liệu vệ tinh kết hợp với các mô hình để đặc trưng bởi hai đỉnh có thể so sánh được, một nghiên cứu sự biến động theo không gian của là vào buổi sáng sớm, và một vào cuối chiều. chu trình mưa ngày đêm và mùa của lượng mưa Keiko Yamamoto (2007, 2008) [3] đã phân tích trên khu vực đông nam Trung Quốc .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.