Bài viết đã đánh giá chi tiết các yếu tố tự nhiên (mưa, triều, nước biển dâng) và các yếu tố nhân sinh (nhấn mạnh vào quá trình đô thị hóa) đến vấn đề ngập lụt của thành phố. | Đánh giá tác động của một số yếu tố tự nhiên và nhân sinh đến ngập lụt thành phố Hồ Chí Minh BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN SINH ĐẾN NGẬP LỤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Lưu Trùng Phùng1, Nguyễn Kỳ Phùng1, Lê Thị Hiền2 Tóm tắt: Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) có hệ thống sông rạch dày đặc, rất thuận lợi cho giao thông thủy và cảnh quan sông nước, nhưng lại có trở ngại lớn về ngập và tiêu thoát nước. Đây là một đô thị thường xuyên bị tác động của triều cường, mưa lớn vào mùa mưa, hệ thống thoát nước lạc hậu đang trong quá trình cải tạo khiến ngập lụt thường xảy ra trên diện rộng. Tình trạng này gây nhiều thiệt hại đến đời sống, của cải, sinh hoạt của người dân cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Để có cái nhìn tổng quan trong những năm gần đây, Bài báo đã đánh giá chi tiết các yếu tố tự nhiên (mưa, triều, nước biển dâng) và các yếu tố nhân sinh (nhấn mạnh vào quá trình đô thị hóa) đến vấn đề ngập lụt của thành phố. Kết quả phân tích đã cho thấy được nguyên nhân chính là do mưa vượt tần suất xuất hiện ngày càng nhiều, triều ngày càng dâng cao dưới tác động của biến đổi khí hậu và tốc độ đô thị hóa của khu vực nghiên cứu quá nhanh cũng như việc quy hoạch hệ thống cống thoát nước chưa phù hợp với điều kiện hiện tại. Kết quả của nghiên cứu cũng đã góp phần làm cơ sở đề xuất một số giải pháp hỗ trợ giải quyết tình trạng ngập úng tại Tp. HCM. Từ khóa: Ngập lụt, Triều cường, Biến đổi khí hậu, Đô thị hóa. Ban Biên tập nhận bài: 12/06/2019 Ngày phản biện xong: 12/07/2019 Ngày đăng bài:25/08/2019 1. Mở đầu nghẽn lâu đang tạo ra những rào cản khó khăn Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) nằm cho chương trình chống ngập trong nhiều năm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ qua. Mặc dù là một trong những trung tâm văn và Đồng bằng sông Cửu Long với địa hình thấp hóa, giáo dục quan trọng cũng như đóng vai trò dần từ Bắc xuống Nam và